Nhật Bản đạt đột phá, tạo ra chuột con từ hai chuột đực
Bằng cách nuôi cấy trứng từ tế bào con đực, các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công tạo ra một đàn chuột con khỏe mạnh từ hai cá thể chuột đực
Nghiên cứu sinh sản đồng giới trên động vật có vú mở ra cơ hội phát triển phương pháp điều trị vô sinh mới ở người. Nó cũng là tín hiệu cho thấy các cặp đồng giới có thể sinh con trong tương lai, Guardian đưa tin ngày 8/3.
Trong thế giới động vật, một số loài bò sát, lưỡng cư và cá có thể sinh sản đồng giới. Nhưng đối với động vật có vú, bao gồm con người, làm được điều này là một đột phá.
Hình ảnh mô tả nhiễm sắc thể XY ở tế bào con đực. (Ảnh: Science Photo Library).
Nghiên cứu được xuất bản trên một tạp chí uy tín hàng đầu. Các nhà khoa học đã biến đổi tế bào nam nhiễm sắc thể XY thành tế bào trứng với nhiễm sắc thể XX.
“Đây là trường hợp đầu tiên tế bào trứng động vật có vú được tạo ra từ tế bào con đực”, Katsuhiko Hayashi, người đứng đầu công trình tại Đại học Kyushu ở Nhật Bản, cho biết. Ông nổi tiếng thế giới với vai trò tiên phong lĩnh vực nuôi trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm.
Ông Hayashi đã trình bày nghiên cứu trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần 3 về chỉnh sửa gen người tại Viện Francis Crick, London hôm 8/3. Ông dự đoán rằng về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể tạo ra một tế bào trứng người từ tế bào da đàn ông trong vòng 10 năm tới.
Nhiều người nhận định mốc thời gian này là lạc quan, khi các nhà khoa học vẫn chưa thể tạo ra trứng người từ tế bào phụ nữ.
Trước đây, những con chuột có hai cha ruột có thể được sinh ra thông qua một chuỗi quy trình phức tạp, bao gồm sử dụng kỹ thuật di truyền. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trứng được nuôi cấy từ tế bào con đực và đánh dấu một bước tiến đáng kể.
Nhóm của ông Hayashi đang cố gắng tái tạo trứng từ tế bào người. Dù vậy, sẽ có những trở ngại đáng kể đối với việc sử dụng trứng được nuôi trong phòng thí nghiệm cho mục đích lâm sàng.
Ông Hayashi chia sẻ thêm rằng cá nhân ông ủng hộ công nghệ cho phép hai người nam sinh con nếu nó được chứng minh là an toàn.
Kỹ thuật này có thể áp dụng để điều trị các dạng vô sinh, bao gồm hội chứng Turner ở phụ nữ. Ông Hayashi cho biết ứng dụng thực tiễn là động lực chính cho nghiên cứu.
Kỹ thuật này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi áp dụng trên con người. Tế bào con người đòi hỏi thời gian nuôi dưỡng lâu hơn để tạo ra một tế bào trứng trưởng thành. Điều này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra những thay đổi di truyền không mong muốn.
Giáo sư George Daley, hiệu trưởng Trường Y Harvard, mô tả công trình này là “hấp dẫn”. Nhưng ông nói thêm rằng việc tạo ra các giao tử từ tế bào người khó hơn nhiều so với tế bào chuột.
“Chúng ta vẫn chưa hiểu biết đủ về quá trình sinh sản con người để tạo ra thành quả như ông Hayashi làm trên chuột”, ông Daley nhận định.

Thảm họa sau động đất lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ: Hàng triệu con sâu róm đổ bộ, hình ảnh khiến ai cũng "rùng mình"
Sau trận động đất lịch sử ngày 6/2 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ - đất nước bị ảnh hưởng mạnh nhất vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả sau đó.

"Lúa ma" xuất hiện ở Hà Nam do lai tạp giống
Các nhà khoa học nhận định, hiện tượng lúa ma xuất hiện có thể do giống bị thoái hóa, lẫn lúa dại và kỹ thuật canh tác, làm đất.

Marimo: Loài tảo cầu cực kì "đáng yêu" đang được giới trẻ yêu thích hiện nay là gì?
Tảo cầu hay còn gọi là Marimo, bóng hồ, bóng rong biển, tên khoa học là Aegagropila linnaei, là một loại tảo thường được tìm thấy ở bắc của bán cầu Bắc.

Côn trùng khổng lồ kỷ Jura được tìm thấy ở siêu thị Walmart
Loài bọ cánh cứng khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng ở miền đông Hoa Kỳ nhưng được phát hiện vẫn còn sống sót.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...
