"Thế giới hư không” có thể là quê hương ngoài hành tinh của chúng ta
Các nhà khoa học tuyên bố đã tiến một bước lớn trong việc tìm ra nơi tạo nên các "khối xây dựng sự sống", nơi mà hàng tỉ năm trước các tiểu hành tinh đã lấy nguyên liệu để gieo mầm sống cho hành tinh chúng ta.
Lý thuyết về việc sự sống Trái đất có nguồn gốc ngoài hành tinh đã hiện diện từ lâu và ngày càng được chấp nhận rộng rãi sau nhiều bằng chứng được củng cố. Tuy nhiên, một bí ẩn lớn vẫn tồn tại: Nhà máy sản xuất "mầm sự sống" ban đầu là cái gì, ở đâu?
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Danna Qasim từ Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ) và tiến sĩ Christopher Materese từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA tuyên bố đã tìm ra nơi đó nhờ thí nghiệm trong môi trường giả lập không gian giữa các vì sao.
Tinh vân Lạp Hộ mang một vùng mây khí bụi cùng loại với "thế giới hư không" đã hoài thai ra Hệ Mặt trời - (Ảnh: NASA/ESA)
Nhiều nghiên cứu trước đó đã tập trung vào việc mô phỏng sự hình thành các axit amin trong các thiên thạch carbonaceous chondrite (CC), là nhóm thiên thạch được cho là mang vật liệu sự sống đến các hành tinh, bao gồm địa cầu chúng ta, và đại diện cho vật chất của hệ Mặt Trời sơ khai.
Nghiên cứu mới thậm chí còn quay ngược thời gian hơn, khám phá đám mây khí bụi trong không gian giữa các vì sao, nơi Mặt trời và sau đó là các hành tinh hình thành.
"Cấu tạo của các tiểu hành tinh có nguồn gốc từ đám mây phân tử giữa các vì sao "cha mẹ", vốn rất giàu chất hữu cơ" - tiến sĩ Qasim cho biết.
Mặc dù không tìm thấy bằng chứng trực tiếp về các axit amin nhưng họ đã tìm thấy hợp chất hữu cơ tiền thân là các amin. Điều này cho thấy vật liệu sự sống đã được hoài thai ngay từ "thế giới hư không" là các đám mây gần như vô hình, chỉ có khí và bụi loãng, lang thang giữa các vì sao.
Để mô phỏng khởi nguồn của sự sống, các nhà khoa học đã sử dụng các loại băng amoniac, CO2, methanol, băng nước... vốn được xác định trước đó trong các đám mây giữa các vì sao và bắn phá chúng bằng các proton năng lượng cao để thử tái tạo việc băng bị các tia vũ trụ chiếu xạ.
Kết quả của sự việc là các phân tử băng bị phá vỡ và tự tập hợp thành các phân tử hữu cơ phức tạp hơn, bao gồm các amin và axit amin như ethylamine hay glycine.
Vật liệu sự sống tiền thân này được cung cấp cho các tiểu hành tinh lang thang. Những thứ như thế đã gieo mình xuống các hành tinh như Trái đất vào giai đoạn khởi đầu, cung cấp hạt mầm đầu tiên cho các phản ứng hóa học sinh ra sự sống tiếp nối.

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này
Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao
Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!
Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước
Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối
Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.
