Nhật Bản lần đầu tiên giới thiệu cá voi lai tới công chúng

Một con cá voi lai từ hai loài khác nhau đã lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng tại một bảo tàng cá voi ở thị trấn Taiji, miền Tây Nhật Bản.

Nhật Bản lần đầu tiên giới thiệu cá voi lai tới công chúng
Đây là cá voi lai giữa cá ông chuông và cá heo Risso. (Ảnh: english.kyodonews.net)

"Cô" cá voi này, được sinh vào tháng 6/2019 tại bảo tàng cá voi Taiji, tỉnh Wakayama, có thân màu đen - một đặc điểm giống "ông bố"cá ông chuông (một loài cá voi thuộc họ Delphinidae), song lại có những dấu trắng - đặc điểm của "bà mẹ"cá heo Risso.

Bố mẹ của "cô" cá voi lai đã ghép đôi tự nhiên với nhau tại bảo tàng trên. Cặp "vợ chồng" cá voi - cá heo này cũng đã từng 2 lần sinh ra con lai, song đây là lần đầu tiên con của chúng sống được hơn 1 năm. "Cô" cá voi lai được đặt tên là Hiyoka, dài 2,5m, nặng khoảng 177kg. Khi mới sinh, Hiyoka dài 1,3 mét.

Các chuyên gia tại khu bảo tồn nơi Hiyoka và bố mẹ sinh sống dự định sẽ lấy dữ liệu về tăng trưởng của "cô nàng" cá voi lai hiếm gặp này để phục vụ công tác nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hàm lượng thủy ngân độc hại trong cá tại khu vực Amazon

Phát hiện hàm lượng thủy ngân độc hại trong cá tại khu vực Amazon

Theo nghiên cứu mới đấy, gần 1/3 số cá bang Amapa tại khu vực Amazon của Brazil có hàm lượng thủy ngân ở mức cao nguy hiểm cho người ăn do chịu ảnh hưởng từ hoạt động khai mỏ bất hợp pháp.

Đăng ngày: 01/08/2020
Cuộc sống hàng ngày của những con chim cánh cụt ở Nam Cực

Cuộc sống hàng ngày của những con chim cánh cụt ở Nam Cực

Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Albert Dros nổi tiếng với tác phẩm về phong cảnh tự nhiên. Trong chuyến đi tới Nam Cực gần đây, anh bị ấn tượng bởi cuộc sống của loài chim cánh cụt.

Đăng ngày: 31/07/2020
Châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam phá hoại, rồi lại bay trở về

Châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam phá hoại, rồi lại bay trở về

Đàn châu chấu tre lưng vàng di trú từ Trung Quốc, Lào vào Việt Nam phá hoại 60ha cây tre, ngô, nhưng nay chúng lại bay trở lại Trung Quốc.

Đăng ngày: 29/07/2020
Ở Nam Cực, có loài chim cánh cụt

Ở Nam Cực, có loài chim cánh cụt "đại tiện" ra đường phân dài tới 1,34 mét

Nếu có dịp tới chơi Nam Cực mùa chim cánh cụt ấp trứng, bạn hãy dè chừng những đường dung dịch trắng nhờ bắn ra từ tổ chim nhé.

Đăng ngày: 29/07/2020
Bẫy ảnh chụp được những động vật quý hiếm nhất thế giới

Bẫy ảnh chụp được những động vật quý hiếm nhất thế giới

Những loài động vật siêu quý hiếm trên thế giới đã xuất hiện trong bộ ảnh mới được chụp bằng bẫy ảnh của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).

Đăng ngày: 29/07/2020
Các nhà khoa học nỗ lực cứu loài ếch lớn nhất sống dưới nước

Các nhà khoa học nỗ lực cứu loài ếch lớn nhất sống dưới nước

Các nhà khoa học quốc tế đang hợp tác để cứu loài ếch Titicaca khổng lồ trước bờ vực tuyệt chủng.

Đăng ngày: 28/07/2020
Động vật có trả thù giống như con người không?

Động vật có trả thù giống như con người không?

Đã bao giờ bạn tự hỏi, động vật có suy nghĩ và hành động trả thù giống như con người hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp phần nào thông qua những phân tích của các chuyên gia trong bài viết này.

Đăng ngày: 27/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News