Nam châm có thể nhấc bổng tàu sân bay của lò nhiệt hạch

Cuộn dây solenoid trung tâm (CS) là nam châm mạnh nhất của lò phản ứng nhiệt hạch ITER đang được xây dựng ở miền nam nước Pháp.

Nam châm có thể nhấc bổng tàu sân bay của lò nhiệt hạch
Cuộn dây solenoid (màu vàng) ở trung tâm của lò ITER. (Ảnh: Sci Tech Daily).

Đôi khi còn gọi là "trái tim của ITER", CS sẽ tạo ra dòng điện cực mạnh từ plasma sản sinh bên trong lò. Về cơ bản, bộ phận này bao gồm các vòng dây dẫn điện quấn theo dạng hình trụ. Khi cho dòng điện chạy qua dây, từ trường sẽ xuất hiện trong lòng ống. CS của ITER được ghép từ 6 module. Nó có chiều cao 13m hoặc 18m với bệ đỡ, đường kính 4,3m và nặng 1.000 tấn. Lực từ của CS trung tâm đủ mạnh để nhấc một chiếc tàu sân bay.

Những bó dây hoạt động độc lập của CS sẽ tạo ra lực điện từ khổng lồ ở các hướng khác nhau. Bệ đỡ sẽ phải chịu lực lớn gấp đôi lực đẩy để phóng tàu vũ trụ con thoi. Module CS đầu tiên sẽ tới địa điểm xây dựng ITER vào mùa thu năm 2020. Mỹ phụ trách thiết kế, nghiên cứu, phát triển và lắp ghép các module CS.


Các kỹ sư xây dựng lò ITER. (Video: Sci Tech Daily).

CS đóng vai trò như xương sống của hệ thống nam châm trong lò ITER. Lò phản ứng ITER hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt hạch, kết hợp hai hạt nhân nhẹ của hydro là deuterium và tritium để tạo thành một hạt nhân heli nặng hơn và giải phóng năng lượng. Bằng cách này, lò phản ứng sẽ tạo ra 500 MW điện, nhiều gấp 10 lần năng lượng để nó hoạt động.

Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ plasma rất cao, khoảng 120 triệu độ C, cao hơn nhiều lần nhiệt độ ở lõi Mặt Trời. Để tạo ra nhiệt độ siêu nóng này, ITER sử dụng một buồng từ trường hình xuyến có tên Tokamak. Khi hoàn thành, ITER sẽ có từ trường mạnh 5 Tesla, gấp 100.000 lần từ trường Trái Đất, được phát ra từ 100.000 km dây siêu dẫn làm từ hợp kim niobi - thiếc ở nhiệt độ -269 độ C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Airbus thử nghiệm thành công công nghệ bay tự động toàn hành trình

Airbus thử nghiệm thành công công nghệ bay tự động toàn hành trình

Thông thường, các máy bay hiện nay có thể tự hành sau khi đã cất cánh nhờ vào chế độ autopilot (lái tự động).

Đăng ngày: 31/07/2020
Công nghệ mới giúp xử lý vải dệt giúp kháng 99,99% nCoV

Công nghệ mới giúp xử lý vải dệt giúp kháng 99,99% nCoV

Công ty HeiQ của Thụy Sĩ đã phát triển thành công công nghệ xử lý vải dệt Viroblock NPJ03 giúp tiêu diệt và vô hiệu hóa virus.

Đăng ngày: 30/07/2020
Elon Musk hào hứng giới thiệu cách nghe nhạc mà bạn chưa từng thấy

Elon Musk hào hứng giới thiệu cách nghe nhạc mà bạn chưa từng thấy

Elon Musk không giấu được sự hào hứng về những công nghệ mà công ty Neuralink của ông sắp giới thiệu.

Đăng ngày: 23/07/2020
Phát triển máy bay lai xăng điện lớn nhất thế giới

Phát triển máy bay lai xăng điện lớn nhất thế giới

Công ty Electric Aviation Group đang phát triển mẫu máy bay có khả năng chở 70 hành khách và tầm hoạt động gần 1.500 km.

Đăng ngày: 23/07/2020
Phát triển thành công vật liệu

Phát triển thành công vật liệu "không thể cắt" đầu tiên trên thế giới

Các kỹ sư kết hợp hạt sứ với lớp vỏ nhôm để tạo vật liệu không thể cắt bằng dụng cụ như máy mài góc, máy khoan hoặc tia nước áp suất cao.

Đăng ngày: 22/07/2020
“Nhà khoa học robot” năng suất làm việc gấp 1000 lần con người

“Nhà khoa học robot” năng suất làm việc gấp 1000 lần con người

Nhà khoa học robot có năng suất làm việc gấp 1000 lần so với các nhà khoa học là con người.

Đăng ngày: 20/07/2020
Nước đun sôi không sạch như khi phơi dưới nắng

Nước đun sôi không sạch như khi phơi dưới nắng

Công nghệ "phơi nước" mới này được hy vọng sẽ giải quyết các vấn đề về hạn hán, ô nhiễm nguồn nước của nhiều khu vực trên thế giới.

Đăng ngày: 16/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News