Vỏ Trái đất vỡ thành 15 mảnh vì nguyên nhân bí ẩn

Vỏ Trái đất không còn là một lớp đá nguyên vẹn như thuở sơ khai, mà đã vỡ ra thành 7 mảnh lớn và 8 mảnh nhỏ, tạo nên hoạt động kiến tạo sôi động liên tục nhập và tách các lục địa.

Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các nhà khoa học ở Đại học Hampton, Đại học Northeastern (Mỹ), Đại học Hồng Kông, Đại học Công nghệ Đại Liên, Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc (Trung Quốc) đã dùng mô phỏng toán học để lật lại lịch sử địa chất của Trái đất non trẻ.

Như các nghiên cứu trước cho thấy, Trái đất, như hầu hết các hành tinh đá non trẻ, đều là quả cầu lửa nóng bỏng vào "buổi bình minh" hàng tỉ năm về trước, sau đó dần hóa rắn và tự làm mát. Nhưng công trình mới này đã phát hiện Trái đất đã bị nóng lên lần nữa, vì một nguyên nhân bí ẩn.


Bản đồ các mảng kiến tạo của Trái đất - (ảnh: USGS).

Với bán kính hành tinh 6.371km, lớp vỏ ngoài chỉ có thể chịu được sự giãn nở tối đa thêm 1km. Quá mức này, lớp vỏ sẽ bắt đầu nứt vỡ.

Trong quá khứ xa xôi ấy, đã có một thời kỳ núi lửa đột nhiên trỗi dậy, mang vật liệu nóng từ lõi "địa ngục" lên bề mặt. Theo thời gian, lớp đá nóng chảy bị núi lửa phun ra sẽ nguội đi và chìm xuống, với một phần nhiệt bị mất vào không gian. Quá trình này làm mát dần thạch quyển và "khóa" nhiệt đối lưu trong phần lõi, khiến bên trong hành tinh nóng lên và bắt đầu giãn nở. Áp lực lên lớp vỏ hóa rắn ngày càng lớn và cuối cùng nó đã vỡ.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nào dẫn đến quá trình nóng lên trở lại của trái tim hành tinh, đi ngược lại với sự nguội dần đồng bộ mà các nhà khoa học tìm thấy ở các hành tinh khác.

Thế nhưng sự kiện khủng khiếp đó đã đem lại phép màu cho hành tinh. 15 mảnh vỏ bị vỡ ra, liên tục chuyển động, tạo ra hoạt động gọi là "kiến tạo mảng", giúp hành tinh một cảnh quan có một không hai, vối núi, đồi, thung lũng, sông, hồ… phức tạp trên các lục địa, các núi lửa thình thoảng phun trào, các lục địa nhập rồi lại tách theo quá trình hút chìm… Chính sự vận hành sôi động này được cho là đã giúp duy trì khí hậu dễ sống trên Trái đất, cũng như đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng tạo ra sự sống sơ khai và sự tiến hóa của sự sống phức tạp sau này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tại sao bạn lại có cảm giác xấu hổ?

Tại sao bạn lại có cảm giác xấu hổ?

Xấu hổ, ngượng ngùng là một cảm giác khó chịu, là điều mà nhiều người khuyên bạn nên tránh. Nó xuất hiện trên tất cả mọi người, mọi nền văn hóa.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.

Đăng ngày: 31/03/2025
Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Ở những vùng ngập nước, người ta làm thế nào để xây móng cầu - nền tảng của mọi công trình?

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News