Nhật Bản lập kỷ lục tốc độ truyền dữ liệu

Các nhà nghiên cứu thiết lập kỷ lục mới về tốc độ truyền dữ liệu với 1,02 petabit/giây (Pb/s) bằng cáp quang tương thích với cơ sở hạ tầng hiện nay.


Cáp quang 4 lõi mà nhóm nghiên cứu NICT sử dụng để truyền dữ liệu có đường kính tương tự cáp quang tiêu chuẩn hiện nay. (Ảnh: Flipboard)

Một petabit (Pb) tương đương với một triệu gigabit (Gb), có nghĩa kỷ lục mới nhanh gấp khoảng 100.000 lần tốc độ Internet nhanh nhất trong hộ gia đình hiện nay. Ngay cả Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng mới đạt tốc độ 400 Gb/s khi mạng máy tính ESnet6 đi vào hoạt động năm 2023. Về lý thuyết, tốc độ 1 Pb/s cho phép phát 10 triệu kênh video mỗi giây với độ phân giải 8K.

Kỷ lục mới được thiết lập bởi nhóm nghiên cứu ở Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (NICT) ở Nhật Bản thông qua một số công nghệ mới nổi. Đầu tiên, cáp quang chứa 4 lõi, thay vì một lõi như thông thường. Băng tần truyền tín hiệu được mở rộng tới 20 THz nhờ công nghệ ghép kênh quang theo bước sóng (WDM). Các nhà nghiên cứu tạo ra băng tần đó từ tổng cộng 801 kênh bước sóng ở 3 băng tần, gồm băng tần C, băng tần L và băng tần S thử nghiệm. Với sự hỗ trợ của công nghệ khuếch đại quang học và điều chế tín hiệu, nhóm nghiên cứu có thể đạt tốc độ kỷ lục 1,02 Pb/s, truyền dữ liệu qua 51,7 km cáp quang.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học ở NICT vượt qua mốc một Pb/s khi truyền dữ liệu. Hồi tháng 12/2020, họ báo cáo kỷ lục 1,01 Pb/s, sử dụng một sợi cáp quang một lõi và dữ liệu mã hóa thành 15 chế độ. Kỷ lục mới không chỉ nhanh hơn mà còn truyền mỗi lõi một chế độ, nghĩa là có thể đọc dữ liệu bằng công nghệ hiện nay. Trên hết, cáp quang 4 lõi có cùng đường kính 0,125 mm như cáp tiêu chuẩn nên tương thích với cơ sở hạ tầng và quá trình sản xuất. Nhóm nghiên cứu công bố kỷ lục tại Hội nghị quốc tế về laser và điện quang 2022 diễn ra vào cuối tháng 5.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein

Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Giải mã

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?

Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News