Nhật Bản muốn Olympic 2020 dùng toàn năng lượng tái tạo

Không chỉ vậy, họ còn muốn hầu hết đồ dùng chuẩn bị cho Olympic là sản phẩm tái chế. Đây là cố gắng "chưa từng có tiền lệ" nhằm bảo vệ môi trường

Theo báo Japan Times, Ủy ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 đặt mục tiêu toàn bộ nguồn điện sử dụng tại hai sự kiện thể thao sẽ đều được lấy từ nguồn năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời và điện gió.

Không chỉ thế, ủy ban này cũng đã lên kế hoạch tính toán sử dụng các dịch vụ thuê và cho thuê để 99% các đồ dùng chuẩn bị cho Thế vận hội sẽ được tái sử dụng hoặc tái chế.

Nhật Bản muốn Olympic 2020 dùng toàn năng lượng tái tạo
Tấm thu điện mặt trời - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Cụ thể, những nơi dự kiến sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ gồm làng vận động viên, trung tâm phát sóng quốc tế và trung tâm báo chí quốc tế. Theo một thành viên ủy ban, đây là cố gắng "chưa từng có tiền lệ".

Để đạt được mục tiêu đó, ủy ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 đã dự kiến mua năng lượng tái tạo từ các nhà máy điện và thiết lập các tấm thu điện mặt trời tại những nơi cần thiết.

Theo kế hoạch của ủy ban, những vật dụng đi thuê hoặc cho thuê sẽ được sử dụng với tần suất càng nhiều càng tốt. Khi cần phải mua thứ gì, ủy ban cũng sẽ phác ra trước các kế hoạch để đảm bảo sẽ có đối tác nhận "bao tiêu" thứ đó sau khi Thế vận hội kết thúc.

Mục tiêu tái chế và tái sử dụng tới 99% trang thiết bị sắm sửa cho sự kiện thể thao của Olympic Tokyo 2020 cũng tương đồng với mục tiêu đã từng đặt ra tại Olympic London 2012.

Với các loại rác thải như chai nhựa và đồ ăn tại các khu tổ chức thi đấu, mục tiêu tái chế và tái sử dụng là 65%, cao hơn 62% của Olympic London.

Bên cạnh đó ủy ban này cũng đang cân nhắc một dự án khác là sản xuất các huy chương cho Olympic 2020 từ kim loại khai thác từ các điện thoại di động qua sử dụng và những thiết bị khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao băng Nam Cực tan chảy nhanh hơn dự kiến lại là một tin tốt?

Tại sao băng Nam Cực tan chảy nhanh hơn dự kiến lại là một tin tốt?

Trái đất nóng lên, và hệ quả là băng ở hai cực đang tan dần. Chúng ta vẫn biết điều đó, và đang tìm mọi cách để khắc phục.

Đăng ngày: 27/06/2018
Làm 26 người chết và mất tích ở Tây Bắc, lũ quét tiếp tục đe dọa Đông Bắc

Làm 26 người chết và mất tích ở Tây Bắc, lũ quét tiếp tục đe dọa Đông Bắc

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 23-26/6, mưa lớn đã xảy ra trên diện dộng ở các tỉnh Tây Bắc Bộ.

Đăng ngày: 27/06/2018
Đến năm 2030: Thế giới sẽ ngập trong rác thải nhựa vì Trung Quốc cấm nhập khẩu rác

Đến năm 2030: Thế giới sẽ ngập trong rác thải nhựa vì Trung Quốc cấm nhập khẩu rác

Ước tính đến năm 2030, thế giới sẽ thải ra khoảng 111 triệu tấn chai nhựa, hộp đựng thức ăn và các loại rác thải nhựa khác.

Đăng ngày: 26/06/2018
Bầu khí quyển Ấn Độ kỳ lạ nhìn từ không gian, chuyện gì xảy ra?

Bầu khí quyển Ấn Độ kỳ lạ nhìn từ không gian, chuyện gì xảy ra?

Trong biểu đồ, Ấn Độ là quốc gia chứa lượng formaldehyde trong khí quyển nhiều nhất thế giới. Một số vùng khác cũng tập trung lượng lớn formaldehyde là Trung Phi, Trung Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/06/2018
Bão nhiệt đới ngày càng di chuyển chậm dần và đó là tin xấu đối với tất cả chúng ta

Bão nhiệt đới ngày càng di chuyển chậm dần và đó là tin xấu đối với tất cả chúng ta

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature mới đây, những cơn bão đang có xu hướng di chuyển chậm hơn so với bình thường. Hệ lụy từ việc bão di chuyển chậm là những trận mưa lớn và gió giật dai dẳng.

Đăng ngày: 24/06/2018
Tuyết rơi giữa mùa hè ở Trung Quốc

Tuyết rơi giữa mùa hè ở Trung Quốc

Tuyết rơi trên diện rộng, kèm theo mưa đá và gió mạnh khiến giao thông tại một số khu vực ở dãy núi Trường Bạch bị ảnh hưởng.

Đăng ngày: 24/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News