Nhật Bản: Núi lửa Shimmoe lại phun trào, cột tro bụi cao đến 5.000m
Sáng 5/4, núi lửa Shimmoe ở phía Tây Nam đảo Kyushu của Nhật Bản lại bắt đầu phun trào dữ dội với các cột tro bụi cao khoảng 5.000m.
Núi lửa Shimmoe phun các cột tro bụi lên không trung. (Nguồn: Kyodo/TTXVN).
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA), núi Shimmoe bắt đầu phun trào vào lúc rạng sáng và đây là đợt phun trào dữ dội nhất kể từ ngày 25/3 vừa qua.
Trước đó, ngày 6/3, ngọn núi lửa cao 1.421 mét, nằm ở dãy Kirishima, trải dài từ tỉnh Kagoshima đến tỉnh Miyazaki này đã bất ngờ phun trào lần đầu tiên sau 7 năm.
Một tuần sau đó, JMA cảnh báo núi lửa này sẽ tiếp tục hoạt động trong vài tháng tới. Cơ quan này vẫn duy trì báo động về hoạt động của núi lửa ở độ 3 trên thang chia độ 5 mức theo cấp độ tăng dần.
Với mức báo động 3, người dân được khuyến cáo hạn chế đến gần núi lửa, cảnh báo những hòn đá lớn có thể văng xa trong bán kính 3km và dòng nham thạch có thể chảy trong phạm vi 2km từ miệng núi lửa.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng
Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.
