Nhật Bản phóng thành công vệ tinh Daichi-2
Ngày 24/5, Nhật Bản đã phóng thành công vệ tinh quan sát mặt đất tiên tiến Daichi-2 lên quỹ đạo.
>>> Nhật Bản sắp phóng vệ tinh quan sát thiên tai toàn cầu
3
Cơ quan thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết tên lửa đẩy H-2A mang theo vệ tinh quan sát mặt đất Daichi-2 đã rời bệ phóng lúc 12 giờ 5 phút ngày 24/5 theo giờ địa phương từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima.
Được trang bị hệ thống radar hiện đại, vệ tinh có chiều dài 4,5m và nặng 2 tấn này có thể cũng cấp những thông tin mặt đất chính xác.
Vệ tinh mới này cũng có thể xác định được những vật thể có kích thước khoảng 3m, trong khi vệ tinh cũ chỉ xác định được những vật thể có kích thước 10m. Daichi-2 còn có thể gửi dữ liệu về Trái đất chỉ trong vòng một giờ, giúp ứng phó tốt hơn với các thảm họa thiên nhiên.
Daichi-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ khác biệt với các vệ tinh do thám của Nhật Bản hiện có mặt trên quỹ đạo, cụ thể là tiến hành kiểm tra hiện trạng các khu vực trên Trái Đất một cách chi tiết, thu thập các dữ liệu liên quan đến sự biến dạng của vỏ Trái Đất cũng như tác động của các trận lũ lụt và lở đất.
JAXA cũng có kế hoạch dùng Daichi-2 để nghiên cứu các khu rừng nhiệt đới hay theo dõi tình trạng băng tuyết ở cực Trái Đất.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
