Nhật Bản sẽ có thành phố không-rác-thải đầu tiên trên thế giới

Người dân sống tại nơi đây chia rác thải thành... 34 loại khác nhau một cách cực kì cụ thể.

Như chúng ta đã biết việc phân loại rác thải tại nguồn, ví dụ như giấy và nhựa, rất tốn kém thời gian và công sức. Nhưng tại một ngôi làng nhỏ ở Nhật, có tên là Kamikatsu, những cư dân sinh sống ở đó đã nâng việc phân loại rác lên một tầm cao mới. Họ chia rác thải thành... 34 loại khác nhau một cách cực kì cụ thể, ví dụ như lon nhôm, lon sắt, thùng giấy, tờ rơi, v.v...


Người dân đang phân loại rác.

Vào năm 2003, thị trưởng của thành phố đã ban hành chiến dịch không rác thải. Trong quá khứ, họ đã sử dụng cách đốt rác nhưng sau đó nhận ra rằng việc làm này gây tổn hại nặng nề đến môi trường xung quanh, cụ thể là các khí thải gây hiệu ứng nhà kính cùng với các chất độc có thể ngấm vào nguồn thực phẩm của thành phố.


Cũng mất một thời gian dài, người dân mới quen việc phân loại rác.

Phải mất một thời gian khá lâu thì người dân thành phố mới quen được những công việc như rửa, phân loại và mang rác tới trung tâm phân loại rác thải. Mặc dù người dân đã phân loại rác trước khi họ mang đến trung tâm, nhưng các công nhân nhà máy rác thải muốn đảm bảo rằng rác được phân loại theo đúng mục. Quá trình này đã trở thành một thói quen hằng ngày với người dân tại đây.


Quá trình này đã trở thành một thói quen hằng ngày với người dân tại đây.

Thị trấn này còn có một cửa hiệu riêng mà mọi người có thể đến để trao đổi những đồ dùng cũ họ không sử dụng nữa. Ngoài ra còn có một người phụ nữ chuyên làm ra những đồ dùng từ rác thải, ví dụ như con gấu bông từ bộ kimono cũ.

"Chúng tôi đang rất cố gắng trong việc thay đổi lối sống của mình". Akira Sakano, Phó giám đốc của Zero Waste Academy - tổ chức phi lợi nhuận đang thực hiện dự án trên, chia sẻ.


Hiện nay 80% rác thải của thành phố đã được tái chế.

Hiện nay 80% rác thải của thành phố đã được tái chế, tái sử dụng hoặc làm phân bón, 20% còn lại được đưa vào bãi rác. Quá trình này giúp tiết kiệm đến 1/3 chi phí tiêu huỷ chất thải. Thành phố Kamikatsu phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành thành phố hoàn toàn không có rác thải.

Trên thế giới, khối lượng rác đang gia tăng nhanh hơn cả so với tốc độ đô thị hóa, theo số liệu 2015 của Ngân Hàng Thế Giới. Theo dự đoán đến năm 2025, sẽ có tổng cộng 1,4 tỉ người sống ở thành phố với 1,4kg rác trung bình 1 người thải ra hằng ngày, gấp đôi con số hiện tại. Người dân Nhật Bản thải ra gần một nửa lượng rác theo bình quân đầu người so với nước Mỹ.


Thành phố Kamikatsu phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành thành phố hoàn toàn không có rác thải.

Ngoài Kamikatsu, các thành phố khác trên thế giới cũng đang đi theo trào lưu trên. San Diego vừa tuyên bố họ sẽ giảm 75% lượng rác thải vào năm 2030 và trở thành thành phố không rác vào năm 2040. New York cũng có kế hoạch tương tự nhưng tham vọng hơn khi mà họ muốn trở thành thành phố không rác chỉ trong 15 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News