Nhật Bản: Tàu thăm dò Hayabusa2 chuẩn bị đáp xuống bề mặt thiên thạch Ryugu

Giới chức Nhật Bản ngày 6/2 thông báo tàu thăm dò Hayabusa2 sẽ đáp xuống bề mặt một thiên thạch có đường kính khoảng 1 km, gọi là Ryugu và hiện cách Trái Đất 300 triệu km, vào cuối tháng này.


Tàu thăm dò Hayabusa2 sẽ đáp xuống bề mặt một thiên thạch có đường kính khoảng 1 km, gọi là Ryugu và hiện cách Trái Đất 300 triệu km, vào cuối tháng này. Ảnh: AFP.

Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết tàu Hayabusa2 dự kiến sẽ hạ cánh xuống bề mặt thiên thạch Ryugu vào lúc 8h sáng (theo giờ Nhật Bản) ngày 22/2 tới.

Giám đốc dự án của JAXA Yuichi Tsuda cho biết điểm hạ cánh sẽ được quyết định và cách thức hạ cánh xuống bế mặt thiên thạch cũng sẽ được cân nhắc kỹ để không xảy ra sai sót nào.

Hồi tháng 10 năm ngoái, JAXA thông báo đã hoãn để tàu thăm dò Hayabusa2 đáp xuống bề mặt thiên thạch Ryugu trong vài tháng với lý do cần thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc hạ cánh phức tạp này khi mà các dữ liệu gửi về Trái Đất cho thấy bề mặt của thiên thạch này mấp mô hơn dự tính ban đầu.

Những dự liệu này được thu thập từ một thiết bị thăm dò khác đã hạ cánh trên thiên thạch Ryugu trước đó. Thiết bị đó có tên là MASCOT. Với các thiết bị cảm biến, robot thám hiểm tự hành này với trọng lượng 10 kg có thể thu thập hình ảnh các bước sóng, nghiên cứu địa chất, nhiệt độ bế mặt và từ trường tại đây.

Tàu Hayabusa2 có kích thước tương đương một tủ lạnh cỡ lớn, được trang bị các tấm pin năng lượng Mặt Trời. Chi phi cho toàn bộ sứ mệnh Hayabusa2 ước tính khoảng 30 tỷ yên (260 triệu USD). Được phóng lên vũ trụ từ tháng 12/2014, Hayabusa-2 sẽ đáp xuống bề mặt Ryugu để thu thập mẫu đất và đá.

Đi xa hơn, JAXA có kế hoạch gây ra một vụ nổ nhằm tạo một hố sâu trên bề mặt Ryugu. Sau đó, Hayabusa-2 sẽ vào bên trong hố để thu thập loại đá chưa hề bị môi trường vũ trụ làm thay đổi.

Nếu thành công, những mẫu đá này sẽ được đưa về trái đất để nghiên cứu. Con tàu dự kiến rời khỏi Ryugu vào tháng 12/2019 và trở về Trái Đất trong năm 2020.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News