Nhật Bản: Thí nghiệm thành công gan ngỗng nhân tạo

Mới đây, tại Nhật Bản, một công ty chuyên về sinh học đã giới thiệu một loại gan ngỗng đặc biệt, hoàn toàn nhân tạo và được sản xuất từ phòng thí nghiệm. Sau đó đã đem loại gan ngỗng nhân tạo này di chế biến và thử nghiệm trên món ăn, để đánh giá và so sánh với nguyên liệu gốc.

Cụ thể, gan ngỗng nhân tạo được chế biến trong món bánh trứng kiểu Pháp, 15 thực khách được mới tới nếm thử món gan ngỗng này. Cảm nhận của họ là hương vị gan ngỗng nhân tạo rất giống với gan ngỗng thật. Món gan nhân tạo được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy tế bào gan từ loài vịt.

Nhật Bản: Thí nghiệm thành công gan ngỗng nhân tạo
Gan ngỗng nhân tạo được sản xuất tại phòng thí nghiệm Nhật Bản.

Công ty công nghệ sinh học cho biết, hiện nay chi phí sản xuất chỉ 100 gram gan ngỗng nhân tạo lên đến 200 USD, tương đương hơn 4,7 triệu VNĐ. Mục tiêu của công ty là giảm mạnh giá thành sản xuất và sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi các quy định về thịt nuôi trong phòng thí nghiệm được áp dụng tại Nhật Bản. Việc thí nghiệm thành công món gan ngỗng nhân tạo này, sẽ mở ra một nhánh ẩm thực mới, thay thế gan ngỗng truyền thống đang bị phản đối trên nhiều quốc gia bởi cách nuôi nhốt ngỗng để lấy gan vô cùng tàn nhẫn.

Năm 2022, Hội đồng lập pháp thành phố New York (Mỹ) đã thông qua dự luật cấm các nhà hàng và cơ sở kinh doanh món gan ngỗng Foie gras. Dự luật này sẽ được Thị trưởng New York Bill de Blasio ký ban hành thành luật. Cụ thể, chính quyền sẽ cấm bán, phục vụ hoặc chế biến món gan ngỗng này từ năm 2022. Những ai vi phạm sẽ bị phạt khoảng 500 - 2.000 USD/lần, tương đương 11- 46 triệu đồng tiền Việt.

Nhật Bản: Thí nghiệm thành công gan ngỗng nhân tạo
Đằng sau những miếng gan ngỗng béo ngậy là cách nuôi, nhốt ngỗng để lấy gan vô cùng tàn nhẫn. (Ảnh minh họa).

Foie gras (gan ngỗng béo) là một trong những món ăn tinh tế, thậm chí được xưng lên hàng "thần thánh" trong giới ẩm thực do hương vị vô cùng thơm ngon, béo ngậy, mềm mịn như lụa... Món ăn này thường được phục vụ ở các nhà hàng cao cấp, xuất hiện trong danh sách những món ăn đắt đỏ nhất thế giới. Thế nhưng, để có miếng gan béo, những con ngỗng bị ép ăn một cách tàn nhẫn. Ba lần một ngày, người nuôi banh miệng, cắm ống thức ăn vào cổ họng ngỗng đực để đổ hơn 2kg hạt ngũ cốc mỗi lần ép chúng ăn. Việc ép ăn này có tác dụng làm gan ngỗng sinh mỡ, to hơn gấp 10 lần gan một con ngỗng bình thường. Hậu quả, lá gan béo phì khiến chúng thở, đi lại rất khó khăn. Chưa kể, trong quá trình nuôi, những con ngỗng tội nghiệp bị nhốt trong các lồng nhỏ, chen chúc chỉ đủ chỗ cựa quậy mình.

Theo Newsweek, đàn ngỗng ở một trang trại foie gras trông "bơ phờ" và "thường bị què bởi nhiễm trùng bàn chân do phải đứng trên lưới kim loại trong quá trình ép ăn bằng ống". Ngoài ra, chúng thường bị tổn thương thực quản do lượng thức ăn quá tải đổ xuống họng, gãy xương ức, nhiễm nấm, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan và rất căng thẳng. Một số con chết vì viêm phổi hoặc nghẹn khi nuốt hạt.

Dù gan ngỗng béo là một món ăn vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên quá trình nuôi này từng bị nhiều tổ chức quyền lợi động vật đánh giá là quá dã man. Trước New York, bang California cũng đã cấm bán gan ngỗng từ năm 2012. Một số quốc gia khác trên thế giới cũng đã ban hành lệnh cấm tiêu thụ món Foie gras xa xỉ này như Anh, Argentina, Ấn Độ, Israel,...

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam

Top 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam

Ngộ độc nấm có thể từ các triệu chứng lành tính của rối loạn tiêu hóa tổng quát đến biểu hiện có khả năng tàn phá bao gồm suy gan, suy thận và di chứng thần kinh.

Đăng ngày: 26/02/2023
Loài côn trùng kỳ lạ lần đầu được phát hiện tại Mỹ

Loài côn trùng kỳ lạ lần đầu được phát hiện tại Mỹ

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới cho biết gần đây, Mỹ lần đầu ghi nhận loài côn trùng “corimelaena palmeri”, khi con bọ đi “quá giang” tới nước này qua một lô hàng hoa tươi.

Đăng ngày: 20/02/2023
Đây là lý do tại sao Singapore thả hàng triệu con muỗi mang mầm bệnh ra bên ngoài

Đây là lý do tại sao Singapore thả hàng triệu con muỗi mang mầm bệnh ra bên ngoài

Hàng chục triệu con muỗi mang mầm bệnh đang được Cơ quan Môi trường Quốc gia của Singapore (NEA) nuôi trong các hộp nhựa để chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Đăng ngày: 20/02/2023
Hoa oải hương nở tím sa mạc khô cằn ở Arab Saudi

Hoa oải hương nở tím sa mạc khô cằn ở Arab Saudi

Mưa mùa đông thật sự là một hiện tượng đáng kinh ngạc ở miền bắc Arab Saudi, vì đây là một khu vực khô cằn với ít mưa.

Đăng ngày: 20/02/2023
Một số cây ăn thịt đã tiến hóa để xử lý phân động vật

Một số cây ăn thịt đã tiến hóa để xử lý phân động vật

Với những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số loài thực vật ăn thịt động vật đã tiến hóa để ăn phân động vật, một chế độ ăn bổ dưỡng hơn.

Đăng ngày: 15/02/2023
Top 8 loại cây cảnh có thể giúp cân bằng độ ẩm trong nhà

Top 8 loại cây cảnh có thể giúp cân bằng độ ẩm trong nhà

Độ ẩm quá nhiều có thể khiến đồ đạc nhanh hỏng, dễ gây nhiều bệnh liên quan đến da và đường hô hấp. Vì thế, để cân bằng độ ẩm, bạn có thể trồng một số loại cây cảnh được gợi ý trong bài viết.

Đăng ngày: 15/02/2023
Top 5 loại thực vật có khả năng đặc biệt

Top 5 loại thực vật có khả năng đặc biệt

Dưới đây là một số khả năng đặc biệt của 5 loài thực vật mà các nhà khoa học đã phát hiện ra, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đăng ngày: 11/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News