Nhật Bản vẫn đối diện với nguy cơ siêu động đất
Một năm sau thảm họa động đất sóng thần, người dân ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản vẫn phải sống trong cảm giác lo âu khi các nhà khoa học nước này mới đây đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra một trận động đất có cường độ mạnh trong thời gian tới.
Khu vực Đại Tokyo là nơi sinh sống của khoảng 35 triệu người với mộ độ dân số thuộc loại cao nhất thế giới. Theo các nhà khoa học, từ sau trận động đất 9,0 độ richter ngày 11/3 năm ngoái, trung bình mỗi ngày ở khu vực này xảy ra khoảng 1,5 vụ dư chấn. Tuy nhiên, trong tương lai một vụ động đất lớn hơn nhiều vẫn đang chực chờ xảy ra.
Viện nghiên cứu động đất của Đại học Tokyo cho biết trong bốn năm tới, thủ đô Tokyo có khoảng 50% nguy cơ phải hứng chịu một trận động đất có cường độ mạnh hơn 7 độ richter.
Những con số trong thảm họa kép Nhật Bản
Ông Asahiko Taira, Giám đốc điều hành của Cơ quan Nghiên cứu Công nghệ và Khoa học Trái Đất của chính phủ Nhật Bản, cho biết: "Chúng ta cần phải chuẩn bị đề phòng khả năng xảy ra động đất".
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu xảy ra một trận động đất như dự báo nêu trên, khu vực bị ảnh hưởng sẽ là phía Bắc của Vịnh Tokyo. Trận động đất được dự báo khoảng 7,3 độ richter, đe dọa tính mạng của hàng chục nghìn người dân đang sinh sống trong khu vực đó.
Nếu trận động đất xảy ra tại Vịnh Tokyo vào ngày thường, cụ thể là vào buổi tối, sẽ có khoảng 6.400 người thiệt mạng, 160.000 người bị thương, khoảng 471.000 ngôi nhà và tòa nhà sẽ bị phá hủy, hầu hết là do những trận hỏa hoạn.
Theo truyền thông Nhật Bản, chủ những căn hộ chung cư cao cấp ngoài vịnh Tokyo đang có xu huớng chuyển vào sâu trong đất liền sinh sống và thiết kế lại căn nhà để có thể chống chọi lại được những trận động đất có cuờng độ mạnh.
Nhật Bản là nơi hứng chịu khoảng 1/5 số trận động đất hàng năm trên Trái đất. Trong quá khứ, động đất cũng đã từng hủy hoại thủ đô nước này với trận động đất Đại Kanto vào năm 1923.
Thảm họa kép động đất - sóng thần hồi tháng Ba năm ngoái tại Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của gần 20.000 người, tàn phá nhiều nhà cửa, phương tiện sản xuất và cơ sở hạ tầng. Theo tính toán của các chuyên gia, thảm họa kép đã gây thiệt hại tới hơn 300 tỷ USD.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
