Nhật Bản xây bức tường băng ngầm để cách ly phóng xạ
Cơ quan điều hành hạt nhân Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch đóng băng đất dưới nhà máy hạt nhân Fukushima, nhằm cố gắng làm chậm sự tích tụ của nước nhiễm phóng xạ.
Cơ quan Quy chế Hạt nhân đã kiểm tra kế hoạch xây dựng một bức tường băng ngầm tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi của Tokyo Electric Power Co (TEPCO), kế hoạch sẽ được bắt đầu vào tháng Sáu tới.
Bức tường được thiết kế để ngăn chặn nước ngầm từ sườn đồi gần đó chảy vào bên dưới nhà máy và trộn vào nước bị ô nhiễm được sử dụng để làm mát các lò phản ứng bị hỏng sau những trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011. Theo kế hoạch, được tài trợ bởi chính phủ, TEPCO sẽ dẫn một chất làm lạnh đặc biệt thông qua hệ thống đường ống trong lòng đất để tạo ra một bức tường băng dài 1,5km để ngăn chặn dòng chảy của nước ngầm.
Nhật Bản tạo bức tường băng ngầm tại nhà máy hạt nhân Fukushima
"Chúng tôi có đưa ra một vài quan ngại, trong đó có khả năng một phần mặt đất có thể bị sụt lở. Nhưng trong các cuộc họp, hầu hết mọi người đều tán thành và chúng tôi đi đến kết luận rằng, TEPCO có thể bắt đầu thực hiện ít nhất một phần của dự án như đã đề xuất, sau khi đã thông qua các thủ tục cần thiết", một quan chức giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, TEPCO có thể sẽ phải xem xét các phần khác của dự án vì lo ngại nó có thể ảnh hưởng tới các cấu trúc hiện tại của nhà máy như hệ thống thoát nước ngầm, ông nói thêm.
Ý tưởng đóng băng một phần mặt đất, đã được đề xuất cho Fukushima năm ngoái, trước đây đã được sử dụng trong việc xây dựng các đường hầm gần kênh rạch nhưng chưa bao giờ được thực hiện với quy mô và chiều dài như dự án này.
Đối phó với lượng nước rất lớn ngày càng tăng tại nhà máy hạt nhân bị hư hỏng là một trong những thách thức lớn nhất đối với TEPCO trong nỗ lực làm sạch phóng xạ sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong một thế hệ.
Tuần trước, TEPCO đã bắt đầu triển khai một hệ thống chuyển hướng nước ngầm xuống biển để cố gắng giảm khối lượng nước bị ô nhiễm.
Để ngưng hoạt động toàn bộ nhà máy Fukushima sẽ mất nhiều thập kỷ. Một khu vực xung quanh nhà máy vẫn còn nằm ngoài giới hạn và các chuyên gia cảnh báo rằng, một số khu vực định cư gần đó có thể sẽ phải di tản vì mức độ bức xạ cao.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
