Nhật công bố mô phỏng phạm vi phát tán phóng xạ
Ngày 24/10, ủy ban qui chế điện hạt nhân Nhật Bản (NRA) đã công bố mô phỏng phạm vi phát tán phóng xạ đối với các khu vực cần phải sơ tán dân trong trường hợp xảy ra sự cố tương tự như sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 tại tất cả 16 nhà máy điện hạt nhân của nước này.
Theo mô phỏng trên, lượng chất phóng xạ thoát ra trong vòng 1 tuần sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Niigata có thể lên tới mức dân cư nằm trong khu vực bán kính 40km từ nhà máy điện hạt nhân phải sơ tán.
Nồng độ phóng xạ có thể lên tới 100mSv tại thành phố Uonuma, tỉnh Niigata, cách khoảng 40,2km từ nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa, với giả thiết cả 7 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy này bị nóng chảy.
Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa
Nồng độ phóng xạ có thể lên tới 100mSv ở các địa điểm nằm cách hơn 30km từ nhà máy điện hạt nhân Hamaoka của Công ty điện lực Chubu ở tỉnh Shizuoka, nhà máy điện hạt nhân Oi của Công ty điện lực Kansai ở tỉnh Fukui và nhà máy điện hạt nhân Fukushima 2 ở tỉnh Fukushima của TEPCO.
Tuy nhiên, NRA lưu ý rằng những mô phỏng này chỉ nên được sử dụng như “chỉ dẫn” về xu hướng phát tán chất phóng xạ có thể xảy ra vì chúng không tính đến các yếu tố hình thành địa hình ở các khu vực quanh nhà máy điện hạt nhân hoặc những thay đổi trong hướng gió.
Các chính quyền địa phương có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo để lập kế hoạch chuẩn bị cho tình huống xảy ra sự cố ở nhà máy điện hạt nhân.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) kêu gọi sơ tán dân khi nồng độ phóng xạ vượt quá 100mSv trong 7 ngày đầu tiên sau khi xảy ra sự cố hạt nhân. NRA có kế hoạch giới thiệu ý tưởng về “vùng hành động thận trọng” và “vùng kế hoạch hành động bảo vệ khẩn cấp” theo tiêu chuẩn của IAEA trong các hướng dẫn mới sẽ được hoàn tất sau 1 tháng dựa trên các bài học rút ra từ sự cố Fukushima 1.
“Vùng hành động thận trọng”, nơi cư dân sẽ được yêu cầu sơ tán ngay lập tức sau sự cố hạt nhân, nằm trong bán kính 5km, trong khi “vùng kế hoạch hành động bảo vệ khẩn cấp” là nơi người dân sẽ được yêu cầu chuẩn bị sơ tán phụ thuộc vào tình hình và nằm trong vòng bán kính 30km.
Các chính quyền địa phương sẽ tự xác định phạm vi thực tế các vùng, nhưng một số nhân viên chính quyền địa phương đã yêu cầu giải thích cụ thể hơn về những mô phỏng trên.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
