Nhật: Đảo mới do núi lửa phun trào đang "nở" gấp 8 lần
Đảo mới vừa hình thành tại Nhật Bản do hoạt động địa chất núi lửa phun trào ở Thái Bình Dương đã nhân rộng gấp 8 lần so với kích thước ban đầu.
>>> Hai hòn đảo được nối liền ở Nhật
Vào ngày 20/11/2013, Hải quân Nhật đã phát hiện hòn đảo mới cùng cột khói, hơi nước mù mịt xen lẫn tro bụi và đá nóng phun lên từ miệng núi lửa phun trào dưới đáy biển ở Thái Bình Dương, cách thủ đô Tokyo khoảng 1000km về hướng nam. Ban đầu, hòn đảo này có đường kính khoảng 200m, nằm ngoài khơi đảo Nishinoshima thuộc quần đảo Ogasawara - chuỗi 30 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong lãnh hải Nhật Bản.
Hình ảnh đảo mới Niijima được chụp từ trên không vào ngày 25/12/2013, gần như nó sắp xát nhập với hòn đảo Nishinoshima - (Ảnh: National Geographic)
Các nhà chức trách Nhật Bản đã chính thức đặt tên cho nó là đảo Niijima. Căn cứ hình ảnh được chụp từ vệ tinh quan sát NASA, hiện nay kích thước của Niijima gấp 8 lần kích thước ban đầu và nhô khỏi mặt biển từ 20-25m. Nếu trước đây, phát ngôn viên nội các Nhật Yoshihide Suga tuyên bố chính phủ hoan nghênh việc nước này có thêm lãnh thổ mới dù rất nhỏ bé, thì giờ đây niềm vui đó được nhân lên 8 lần.
Theo quan sát vệ tinh, đảo núi lửa Nishinoshima nằm cách đảo mới khoảng 500 mét, đã phun trào và nở rộng trong khoảng thời gian 1973-1974. Hai hòn đảo này nằm cách hòn đảo có người ở gần nhất của Nhật Bản khoảng 130km.
Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, họ hy vọng hòn đảo này sẽ tồn tại ít nhất là vài năm, nếu không muốn nói là mãi mãi.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
