Nhật phát hiện mỏ kim loại khổng lồ dưới biển

Nhật Bản tìm thấy mỏ khoáng sản khổng lồ gần một hòn đảo Minami - Torishima chứa khoảng 230 triệu tấn mangan, 610.000 tấn cobalt và 740.000 tấn nickel.

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn khoáng sản nằm trên đáy biển gần đảo Minami - Torishima đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cobalt của Nhật Bản trong 75 năm và cung cấp nickel trong hơn một thập kỷ, Interesting Engineering hôm 26/6 đưa tin. Quặng mangan xấp xỉ 230 triệu tấn được phát hiện ở dạng khối kết hạch to cỡ nắm tay. Các khối kết hạch chứa khoảng 20% mangan và 1% cobalt cùng nickel. Mangan, cobalt, và nickel là những thành phần quan trọng trong pin lithium-ion, do đó rất cần thiết nhằm thúc đẩy sản xuất xe điện.


Mẫu vật khối kết hạch ở gần đảo Minami - Torishima. (Ảnh: Nippon/Jiji).

Các nhà nghiên cứu ước tính mỏ kim loại trên khu vực rộng khoảng 10.000m2 chứa khoảng 610.000 tấn cobalt và 740.000 tấn nickel. Khu vực phát hiện khoáng sản quanh đảo Minami - Torishima ở Nhật Bản đã được quan sát từ năm 2016. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát chi tiết gần đây ở khu vực bắt đầu vào tháng 4 năm ngoái và kéo dài đến đầu tháng 6/2024. Kết quả khảo sát hé lộ mỏ quặng khổng lồ trong vùng.

Nhóm nghiên cứu sử dụng thiết bị khai khoáng và phương tiện dưới nước điều khiển từ xa để tiến hành thăm dò ở nhiều điểm trên đáy biển tại độ sâu 5.200 - 5.700 m. Theo họ, khối kết hạch kiểu này hình thành khi oxit sắt và mangan hòa tan trong nước biển kết tủa quanh nhân. Mỏ quặng cũng chứa đồng, một nguyên tố giá trị khác.

Phát hiện nguồn khoáng sản mới sẽ giúp đẩy mạnh ngành công nghiệp xe điện của Nhật Bản thông qua giảm phụ thuộc vào các nước khác, cho phép đáp ứng nhu cầu pin xe điện trong nước và cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường quốc tế.

Nhóm nghiên cứu, bao gồm tổ chức phi lợi nhuận là Hiệp hội Nippon và Đại học Tokyo, lên kế hoạch bắt đầu khai thác 2.500 tấn khoáng sản mỗi ngày trong dự án thử nghiệm vào cuối tháng 3/2026. Ngoài ra, Hiệp hội Nippon cũng hướng tới thành lập liên doanh nhằm thương mại hóa sản xuất vào năm 2026 ở Nhật Bản.

Theo nhóm nghiên cứu, mỏ khoáng sản trên đủ để sử dụng thương mại, bao gồm chi phí khai thác và tinh luyện. Khối kết hạch có hàm lượng kim loại cao và cung cấp vật liệu tốt, theo Yasuhiro Kato, giáo sư ở Đại học Tokyo. Các nhà nghiên cứu dự định hợp tác với nhiều công ty khác để phát triển sản phẩm và công nghệ thân thiện với môi trường thông qua tận dụng mỏ khoáng sản quanh hòn đảo cách thủ đô Tokyo khoảng 1.900 km.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Lạnh gáy" cuốn sách bị đồn đánh cắp linh hồn, ai đọc cũng... phát điên

Được viết năm 738, cuốn sách Necronomicon của Abduh Alhazred được cho là vô cùng nguy hiểm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Máy bay ném bom hạt nhân có thể bay liên tục 16.000km

Máy bay ném bom hạt nhân có thể bay liên tục 16.000km

Sau khi hoạt động trong một thập kỷ, B-36 "Peacemaker" là một trong những máy bay phi thường nhất từng cất cánh.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 10 ngôn ngữ đã không còn nhưng vẫn ảnh hưởng đến xã hội hiện đại

Top 10 ngôn ngữ đã không còn nhưng vẫn ảnh hưởng đến xã hội hiện đại

Nhiều ngôn ngữ từng được hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người sử dụng đã biến mất vĩnh viễn nhưng vẫn đang ảnh hưởng đến thế giới hiện đại.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc

Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi

Một người đàn ông đã ghi lại khoảnh khắc phát hiện một "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi.

Đăng ngày: 03/04/2025
Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?

Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?

Chỉ trong tầm 30 năm, Qatar đã từ một “làng chài” trở thành vương quốc giàu có tột bậc.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News