Nhật xét nghiệm 300.000 trẻ vì nghi nhiễm phóng xạ
Giới chức y tế Nhật hiện đang bắt đầu kiểm tra hơn 300.000 trẻ em sống gần nhà máy hạt nhân Fukushima, nhà máy bị hư hại nặng trong trận động đất, sóng thần hồi tháng 3, vì tuyến giáp có những biểu hiện bất thường.
>>> Nhật lập vùng cấm quanh nhà máy Fukushima I
>>> Nửa số trẻ em Fukushima nhiễm phóng xạ
Các bậc phụ huynh của các em đã bày tỏ lo ngại về mối liên hệ giữa những bất thường trong tuyến giác và phóng xạ rò rỉ từ nhà máy hạt nhân Fukushima. Năm 1986, sau khi xảy ra thảm họa Chernobyl, cũng có những báo cáo tương tự.
Nhà máy điện Fukushima I.
Nhà máy Fukushima đã bị trận động đất, sóng thần hồi tháng 3 tàn phá. Thảm họa kép đã cướp đi sinh mạng của 20.000 người.
Hiện người ta vẫn còn rất lo ngại về khả năng phóng xạ vẫn còn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các cuộc thử nghiệm được tiến hành sau khi một cuộc khảo sát không chính thức phát hiện cứ 10 trong số 130 em nhỏ được sơ tán khỏi Fukushima có những bất thường về hóc môn và tuyến giáp. Song những người thực hiện khảo sát không thể chứng minh được mối liên hệ giữa những bất thường này với cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật.
Giới chức y tế Nhật hi vọng xét nghiệm cho khoảng 360.000 người dưới 18 tuổi khi cuộc khủng hoảng hạt nhân xảy ra vào tháng 3 và sẽ duy trì kiểm tra xét nghiệm tiếp theo đó.
Hơn 100 trẻ em, lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi phóng xạ iot hơn người lớn, đã được kiểm tra vào ngày hôm qua, 9/10.
Giới chức Nhật cho rằng các em nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng nếu ở bên ngoài bán kính sơ tán 20km. Nhưng người dân vẫn rất lo ngại, nhất là khi liên tưởng tới thảm họa Chernobyl năm 1986, bởi có vẻ như đã có liên hệ giữa ung thư tuyến giáp và phóng xạ.
Hơn 6.000 trường hợp ung thư tuyến giáp đã được phát hiện ở những người bị phơi nhiễm với bụi phóng xạ Chernobyl khi họ còn là trẻ con hoặc thanh niên.
Trong khi đó chính phủ Nhật cho biết, quá trình phục hồi cũng như khử độc có thể phải mất nhiều năm.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
