Nhện ăn chim Goliath: Kẻ săn mồi khét tiếng nhưng ẩn chứa đầy nghịch lý

Dù có tên gọi là nhện ăn chim, nhưng thực ra thức ăn của loài nhện khổng lồ này lại vô cùng đặc biệt!

Nhện ăn chim Goliath (tên khoa học Theraphosa blondi) là loài nhện khổng lồ, có kích thước lớn thuộc bậc nhất thế giới. Một con nhện cỡ lớn có thể nặng gần 200 gram và sở hữu sải chân lên tới 28cm - 30cm, đủ để che phủ cả khuôn mặt người.

Với vẻ ngoài to đến mức đáng sợ, loài nhện này đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học, và họ đã phát hiện ra những sự thật đầy bất ngờ.

Nhện ăn chim Goliath: Kẻ săn mồi khét tiếng nhưng ẩn chứa đầy nghịch lý
Nhện Goliath sở hữu nọc độc, là mối đe dọa nguy hiểm của một số loài.

Đầu tiên, loài nhện này sinh sống chủ yếu ở vùng Amazon, Brazil, Suriname và Venezuela... Tên gọi "nhện ăn chim" được một nhà thám hiểm đặt, khi ông vô tình phát hiện loài nhện này đang ăn một con chim ruồi. 

Nhưng dù có tên gọi "ăn chim", thức ăn chủ yếu của chúng chỉ là côn trùng, ếch nhái và một số loài gặm nhấm như sóc, chuột... Khá là nghịch lý phải không nào. 

Kích cỡ của loài nhện này gần như ngang ngửa với nhện khổng lồ tarantula, nhưng khác nhau ở chỗ Goliath sở hữu nọc độc, là mối đe dọa nguy hiểm của một số loài. Chúng sở hữu những chiếc răng nanh dài lên tới 2,5cm, chứa đầy nọc độc cực mạnh đủ gây chết con mồi trong vòng vài giây.

Dù vết cắn của chúng không gây hại cho con người nhưng cũng đủ khiến chúng ta tê buốt, buồn nôn...

Dựa vào cảm nhận về chuyển động xung quanh, loài nhện này vẫn có khả năng săn mồi thượng thừa

Do không nhìn được, chúng phải dựa vào những sự chuyển động của lông chân và bụng để cảm nhận những gì đang diễn ra xung quanh môi trường. Dù vậy nhờ vào lượng nọc độc trên, loài nhện này vẫn là những kẻ săn mồi thượng thừa.

Lớp lông dày trên cơ thể chúng cũng có tác dụng khác. Khi cảm nhận được nguy hiểm đang rình rập, chúng sẽ cọ hai chân sau vào bụng để phóng ra một lớp lông nhọn hoắt như mũi tên, tạo thành lá chắn sống bảo vệ cơ thể.

Không những vậy, cách chúng tiêu hóa thức ăn thực sự kinh dị. Goliath không thể ăn trực tiếp con mồi, nên chúng dùng răng để tiêm trực tiếp chất độc vào cơ thể mồi nhằm làm lỏng thịt và cơ quan nội tạng của chúng, rồi từ từ hấp thụ.

Nhện ăn chim Goliath: Kẻ săn mồi khét tiếng nhưng ẩn chứa đầy nghịch lý
Nhện Goliah dùng răng để tiêm trực tiếp chất độc vào cơ thể mồi nhằm làm lỏng thịt và cơ quan nội tạng của chúng, rồi từ từ hấp thụ.

Trông thì tàn bạo, nhưng nhện Goliath cái thì xứng đáng nhận danh hiệu "bà mẹ hiền lành, chu đáo"! Theo National Geographic cho thấy, nhện cái có thể đẻ từ 50-200 quả trứng cùng một lúc. Đồng thời, các con non sau khi được nở ra sẽ được mẹ chăm sóc kỹ lưỡng từ 2 đến 3 năm cho đến khi chúng hoàn toàn trưởng thành. 

Quả là một kỷ lục trong giới sinh vật! Một khoảng thời gian vô cùng ấn tượng cho các nhện con.

Theo khoa học, tuổi thọ của loài nhện cái Goliath có thể kéo dài đến tận 25 năm, trong khi nhện đực có tuổi thọ trung bình từ 3-6 năm.

Đặc biệt, chúng được chế biến thành các món đặc sản "có một không hai" của một số bộ lạc khu vực Amazon như nướng, chiên,... Thậm chí, dù có vẻ ngoài khá "hầm hố" và nguy hiểm, nhưng loài nhện ăn chim Goliath lại chính là thú cưng được nuôi khá nhiều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đã biết

Đã biết "chìa khóa" giúp muỗi biết cách săn lùng con người

Nhóm nghiên cứu tại ĐH Quốc tế Florida (Mỹ) đã phát hiện ra một thụ thể quan trọng trong cơ thể con người đóng vai trò thu hút các loài muỗi gây bệnh chết người và cơ chế để tắt nó.

Đăng ngày: 30/03/2019
Khám phá rừng tre khổng lồ trên đỉnh Ngók Cung

Khám phá rừng tre khổng lồ trên đỉnh Ngók Cung

Nhiều đời nay người dân Ca Dong sống trên dãy núi Ngọc Linh gìn giữ loại tre khổng lồ, họ cho rằng đây là báu vật chỉ có ở làng Long Riêu, xã Trà Nam (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) nên phải bảo vệ nghiêm ngặt.

Đăng ngày: 30/03/2019
Các vi khuẩn cổ đại đã ăn các xác chết của nhau để sống sót dưới Biển Chết

Các vi khuẩn cổ đại đã ăn các xác chết của nhau để sống sót dưới Biển Chết

Là hồ nước mặn lớn nhất trên Trái Đất, dưới lòng Biển Chết tồn tại các vi sinh vật đơn bào đã có những cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt.

Đăng ngày: 28/03/2019
10 loài hoa hồng đẹp nhất thế giới

10 loài hoa hồng đẹp nhất thế giới

Hoa hồng là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới bởi vẻ đẹp rực rỡ và mùi hương tuyệt diệu của chúng.

Đăng ngày: 27/03/2019
8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 26/03/2019
“Rùng mình” loài cây chảy máu giống con người!

“Rùng mình” loài cây chảy máu giống con người!

Mẹ thiên nhiên ban cho con người muôn vàn những điều tuyệt vời và cũng không thiếu những thứ kì lạ. Một trong số đó có lẽ phải nhắc tới loài cây khiến nhiều người ngỡ ngàng vì bị "chảy máu" khi cắt trên thân cây.

Đăng ngày: 26/03/2019
7 loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm

7 loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm

Lao, đường ruột, lậu, phế cầu khuẩn, tục cầu khuẩn, ký sinh trùng sốt rét... là những vi khuẩn kháng thuốc cần cảnh giác.

Đăng ngày: 26/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News