Nhện cổ đại hóa thạch có mắt phát sáng sau 110 triệu năm

Đôi mắt của những con nhện hóa thạch từ kỷ Phấn trắng phát sáng trong đêm tối, giúp chúng cải thiện tầm nhìn khi săn mồi.

Các nhà cổ sinh vật học ở Hàn Quốc tìm thấy hóa thạch nhện cổ đại với đôi mắt vẫn phát sáng sau hàng trăm triệu năm, theo Live Science. 11 con nhện từ kỷ Phấn trắng được bảo quản trong lớp đá phiến sét ở bán đảo Triều Tiên. Mắt của hai con nhện trong số đó phát ra ánh sáng màu xanh.


Hóa thạch nhện 110 triệu năm. (Ảnh: Live Science).

Khả năng phát sáng của mắt nhện là do cấu tạo gương trong mắt có tên tapetum giúp phản chiếu ánh sáng từ sau mắt qua võng mạc. Động vật sử dụng bộ phận này để cải thiện tầm nhìn ban đêm dù chúng có thể thấy cảnh vật hơi nhòe.

"Ở nhện, loài có đôi mắt thực sự lớn là nhện nhảy, nhưng mắt của chúng là mắt thường, trong khi mắt của nhện sói phản chiếu ánh sáng vào ban đêm giống như mắt mèo. Bởi vậy, những kẻ săn mồi vào ban đêm thường sử dụng loại mắt khác biệt này. Đây là lần đầu tiên tapetum được tìm thấy trong hóa thạch", đồng tác giả nghiên cứu Paul Selden, giám đốc Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Đa dạng sinh học và Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Đại học Kansas, cho biết.

Theo Selden, hình dáng giống chiếc canoe của tapetum cách đây 110 - 113 triệu năm giúp nhóm nghiên cứu xếp các hóa thạch nhện vào cây tiến hóa. Hóa thạch nhện rất hiếm gặp, theo kết quả nghiên cứu xuất bản hôm 28/1 trên tạp chí Systematic Paleontology. Cơ thể chúng quá mềm nên thường phân hủy hoàn toàn nhanh chóng sau khi chết, không để lại dấu vết nào trừ khi mắc kẹt trong khối hổ phách.

"Chắc hẳn tình huống lúc đó rất đặc biệt. Lũ nhện bị cuốn xuống nước. Thông thường, chúng sẽ nổi lên nhưng ở đây, chúng chìm đi và không tiếp xúc với vi khuẩn gây phân hủy. Có thể đó là môi trường hiếm khí", Selden suy đoán. Lớp đá ở nơi phát hiện hóa thạch nhện cũng chứa xác các loài giáp xác nhỏ và cá, hé lộ có thể hiện tượng tảo nở hoa làm chúng mắc kẹt trong tấm thảm nhầy, cuối cùng chúng chìm xuống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News