Nhện đã "xâm chiếm" Trái đất như thế nào?

Hàng triệu năm về trước có một loài nhện nhỏ đã bao phủ đại dương và xâm chiếm cả thế giới.

Theo tạp chí Discover, loài nhện giống Amaurobioides đã hoàn toàn "xâm chiếm" Trái đất băng qua các đại dương đến các lục địa từ rất lâu trước cả khi đoàn thám hiểm tìm ra.

Nhờ sử dụng sơ đồ di truyền phân tích tiến hóa, các nhà nghiên cứu đến từ Argentina, châu Phi, châu Úc và Mỹ cho rằng loài nhện đến từ Nam Mỹ trong Thế Miocene (kéo dài từ khoảng 23,03 tới 5,33 triệu năm trước) đã đến châu Phi đầu tiên.

Sau đó chúng đã mạo hiểm vượt biển một lần nữa đến Úc và New Zealand. Từ đó, chúng kết thúc cuộc xâm chiếm thế giới khi trở lại Nam Mỹ, và hình dạng của chúng cũng đã thay đổi.

Họ cũng ước tính loài nhện này mất khoảng 8 triệu năm để hoàn thành chuyến di cư xâm chiếm Trái Đất.

Nhện đã xâm chiếm Trái đất như thế nào?
Nhện có thể sống sót trong nhiều tháng mà không cần thức ăn nên chúng có thể chịu đựng để hoàn thành cuộc hành trình di cư dài.

Các nhà khoa học đã sắp xếp theo trình tự hệ gene của 45 mẫu Amaurobioides và 60 loài nhện có liên quan để nghiên cứu về sự sinh trưởng và xác định thủy tổ của chúng.

Bằng cách sử dụng "đồng hồ phân tử" để ước lượng tỉ lệ đột biến trong hệ gene, các nhà nghiên cứu xác định được thời gian mà mỗi loài Amaurobioides tách khỏi nhánh chính. Việc làm này giúp chúng ta xác định được số lượng nhện khi di chuyển đến lãnh thổ mới.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học uy tín PLOS ONE.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tổ tiên của nhện đã tách ra, bám trên các thảm tảo và các mảnh vụn rồi trôi đến phía đông Nam Cực. Do nhện có thể sống sót trong nhiều tháng mà không cần thức ăn nên chúng có thể chịu đựng để hoàn thành cuộc hành trình di cư dài.

Chính cách vượt biển của Amaurobioides đã làm chúng trở nên khác biệt với các loài nhện khác, trong khi phần lớn là thích di chuyển bằng "đường hàng không".

Những con nhện con có thể di chuyển nhờ gió bằng cách tạo ra một lớp sợi tơ bao bọc bên ngoài. Quãng đường di chuyển được có khi lên tới 100 dặm (khoảng 161.000km). Điều này giúp chúng hình thành nên lãnh thổ mới một cách dễ dàng.

Ý tưởng quá giang bằng cách bám vào các thảm tảo hay mảnh vụn trôi nổi không chỉ xuất hiện duy nhất ở loài nhện. Các loài bò sát cũng từng xâm chiếm lục địa bằng cách bám vào những khối hàng hóa hay tàu đắm trôi dạt vào bờ. Ngày nay du khách cũng có thể thấy nhiều con hàu biển bám trêm các mảnh nhựa trôi lênh đênh đến các châu lục.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ xương chim tuyệt chủng có giá hơn 430.000 USD

Bộ xương chim tuyệt chủng có giá hơn 430.000 USD

Bộ xương chim dodo, loài vật từng xuất hiện trong tác phẩm "Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên", vừa được bán với giá gần nửa triệu USD trong buổi đấu giá ở Anh.

Đăng ngày: 24/11/2016
Loài nhện có khả năng biến thành lá cây hoàn hảo đến không ngờ

Loài nhện có khả năng biến thành lá cây hoàn hảo đến không ngờ

Nếu không sở hữu một đôi mắt cùng kinh nghiệm dày dạn, bạn sẽ không bao giờ có thể nhận ra sự có mặt của nó.

Đăng ngày: 24/11/2016
Bắt được cá sấu dài 2,8m từng nuốt chửng một người đàn ông

Bắt được cá sấu dài 2,8m từng nuốt chửng một người đàn ông

Ngày 21/11, cơ quan chức năng Malaysia đã bắt được một con cá sấu được cho là nuốt chửng một người đàn ông.

Đăng ngày: 23/11/2016
Nông dân Trung Quốc tìm thấy nhện cổ đại quý hiếm

Nông dân Trung Quốc tìm thấy nhện cổ đại quý hiếm

Một nông dân Tứ Xuyên tìm thấy con nhện quý hiếm có hình đồng xu ở dưới bụng, thuộc một trong những loài nhện xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 22/11/2016
Cá chết hàng loạt phủ trắng con kênh ở Mỹ

Cá chết hàng loạt phủ trắng con kênh ở Mỹ

Hàng nghìn con cá mòi dầu Đại Tây Dương bị mắc kẹt ở kênh Shinnecock, Mỹ rồi chết do ngạt thở, phủ kín mặt kênh.

Đăng ngày: 19/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News