Nhện tí hon hút hồn bạn tình bằng vũ điệu xòe quạt

Hai loài nhện mới có vẻ ngoài sặc sỡ và vũ đạo quyến rũ bạn tình rất giống chim công được phát hiện ở Australia.

Các nhà khoa học phát hiện hai loài nhện công mới có vẻ ngoài sặc sỡ bắt mắt và chuyên tán tỉnh bạn tình bằng điệu nhảy vui nhộn ở New South Wales, Australia, theo International Business Times. Loài nhện này có một bộ phận hình giống chiếc quạt ở phía sau dùng để thu hút bạn tình.

Nhện tí hon hút hồn bạn tình bằng vũ điệu xòe quạt
Nhện Maratus nimbus với họa tiết mây trên quạt. (Ảnh: Science Alert).

Loài thứ nhất được đặt tên là Maratus nimbus (Maratus mây giông) vì họa tiết trên quạt của chúng trông giống những đám mây trên trời lúc chạng vạng tối. Chúng có thể ẩn nấp dưới lá hoặc cỏ khô, trên cây lách và diên vĩ.

Nhện tí hon hút hồn bạn tình bằng vũ điệu xòe quạt
Loài nhện Maratus sapphirus được các nhà khoa học phát hiện. (Ảnh: News.com.au).

Các nhà nghiên cứu đặt tên loài thứ hai là Maratus sapphirus (Maratus ngọc bích) cũng theo đặc điểm trên quạt của chúng. Cái tên này còn mang một ý nghĩa khác. Đó là vì Maratus sapphirus được phát hiện ở thung lũng Bega, "Bờ biển Ngọc bích" của New South Wales.

Nhện công thuộc họ nhện nhảy. Kích thước của chúng rất nhỏ, chỉ vài milimét. Nhện công nổi tiếng với điệu nhảy thu hút bạn tình độc đáo và lạ mắt. Chính vì nghi thức tán tỉnh phô trương tương tự loài công nên chúng được gọi là nhện công.


Vũ điệu tán tỉnh độc đáo của loài nhện công. (Video: YouTube).

"Nhện công làm đảo lộn quan niệm thông thường của mọi người về loài nhện. Chúng là những con vật nhỏ ngộ nghĩnh với những bước nhảy vui mắt. Dù có kích thước rất bé nhưng chúng vẫn biểu diễn và thực hiện nhiều động tác cực kỳ thú vị", nhà nghiên cứu Jürgen Otto chia sẻ.

Nhện công sinh sống ở khắp nơi trên Australia và mỗi loài lại có màu sắc và hoa văn khác nhau nên các nhà khoa học rất dễ phân biệt. Theo Otto, nhện công thường xuyên biểu lộ sự tò mò và sợ hãi, chúng sẽ nấp sau lá cây khi thấy sợ. Những phản ứng và hành vi như vậy giống với các loài thú nuôi hoặc động vật có vú hơn.

"Chúng không phải những con nhện đen lông lá đáng sợ và nguy hiểm. Chúng hoàn toàn vô hại và rất dễ thương, khiến suy nghĩ của mọi người về vẻ ngoài của nhện đảo lộn", Otto nói thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà khoa học giật bắn người khi hứng cú chích của lươn điện

Nhà khoa học giật bắn người khi hứng cú chích của lươn điện

Kenneth Catania, nhà sinh vật học ở Đại học Vanderbilt tại Nashville, Tennessee, Mỹ, để con lươn điện nhỏ truyền điện qua cánh tay khi ghi chép về dòng điện.

Đăng ngày: 18/09/2017
Tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài? Lý do khiến bạn rất bất ngờ

Tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài? Lý do khiến bạn rất bất ngờ

Cao đến gần 6m, hươu cao cổ là những sinh vật cao nhất hành tinh này. Nhưng chủ yếu chiều cao ấy đến từ cái cổ dài bất thường - lên tới gần 2m.

Đăng ngày: 17/09/2017
Phát hiện hai loài giun đất mới ở Kerala

Phát hiện hai loài giun đất mới ở Kerala

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hai loài giun đất nguyên sinh mới ở dãy núi Western Ghats ở Kerala.

Đăng ngày: 14/09/2017
Australia kêu gọi người dân ăn thịt kangaroo

Australia kêu gọi người dân ăn thịt kangaroo

Australia kêu gọi người dân ăn thịt bớt kangaroo, loài vật biểu tượng của nước này, để giải quyết tình trạng số lượng kangaroo tăng vượt tầm kiểm soát, Smithsonian hôm 12/9 đưa tin.

Đăng ngày: 14/09/2017
Quái ngư hai miệng thân tròn cắn câu ngư dân Nga

Quái ngư hai miệng thân tròn cắn câu ngư dân Nga

Con cá do ngư dân giấu tên bắt được ở một địa điểm thuộc vùng Primorsky Krai phía đông nam nước Nga, Sun hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 13/09/2017
Ngắm loài rắn viền ngọc trai hiếm và đẹp nhất thế giới

Ngắm loài rắn viền ngọc trai hiếm và đẹp nhất thế giới

Tiến sĩ Ding Li và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu sinh học Thành Đô, Trung Quốc, đã phát hiện một cặp rắn chuột viền ngọc traitrong khu bảo tồn thiên nhiên Sông Laba ở tỉnh Tứ Xuyên.

Đăng ngày: 13/09/2017
Loài dơi chuyên đoạt mạng bọ cạp độc nhất châu Mỹ

Loài dơi chuyên đoạt mạng bọ cạp độc nhất châu Mỹ

Ở khu vực tây nam Bắc Mỹ, loài dơi pallid lại tỏa ra khắp bầu trời đêm để rình mồi, sử dụng những chiếc tai lớn lắng nghe âm thanh của con mồi đang vội vã chạy trốn.

Đăng ngày: 13/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News