Nhiệt độ hoàn hảo để cho con người sinh sống là bao nhiêu?

Các nhà khoa học thuộc Đại học Melbourne (Australia) vừa đưa ra kết luận rằng, những người sống trong bầu khí hậu ấm áp sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn ở nơi khác. Nhiệt độ trung bình hoàn hảo nhất với con người là 22 độ C.

Trả lời phỏng vấn trên tờ Sydney Morning Herald, Giáo sư Samuel Gosling của Đại học Melbourne cho biết, những người sống trong bầu khí hậu ấm áp có tính cách khác so với những người sống ở khí hậu lạnh. Thậm chí, Gosling còn tin rằng, sự ấm lên toàn cầu đang khiến tính cách của con người bị thay đổi.

“Những người sống ở các vùng địa lý khác nhau sẽ có tính cách khác nhau. Ngoài ra, các hậu quả về hoạt động kinh tế, khởi nghiệp, tỷ lệ tội phạm, sức khỏe… cũng ảnh hưởng tới nhân cách của con người” - Giáo sư Samuel Gosling chia sẻ.

Nhiệt độ hoàn hảo để cho con người sinh sống là bao nhiêu?
Người sống trong bầu khí hậu ấm áp có tính cách khác so với những người sống ở khí hậu lạnh.

Được biết, để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã phải dựa trên thử nghiệm về 5 tính cách từ 1,66 triệu người Mỹ và khoảng 6.000 sinh viên Trung Quốc. Cụ thể, 5 tính cách đó bao gồm sự hiểu biết, tận tâm, ổn định về cảm xúc, thăng hoa, cởi mở đối với những trải nghiệm mới.

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng, những người sống ở nhiệt độ ấm hơn sẽ có khả năng điều chỉnh tính cách tốt hơn. Đồng thời, 22 độ C là mốc nhiệt độ thấp nhất và hoàn hảo nhất để con người có thể điều chỉnh tính cách của mình một cách tốt nhất.

Hiện tại, Thủ đô Athens của Hy Lạp là nơi có nhiệt độ hoàn hảo nhất tại châu Âu khi mốc nhiệt độ trung bình tại đây là vào khoảng 22 độ C. Ngoài ra, Barcelona, Monaco, Naples và Malta cũng là những nơi lý tưởng với nhiệt độ trung bình từ 20-22 độ C.

Đáng chú ý, khi con người được sống ở những nơi có nhiệt độ hoàn hảo, họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn, trở nên hấp dẫn hơn so với những người ở nơi khác. Bởi vì, thời tiết đẹp sẽ hấp dẫn con người ra ngoài nhiều hơn để tương tác, trò chuyện với cộng đồng của họ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Động đất ở Iran khiến hơn 40 người bị thương, hư hỏng nhiều nhà cửa

Động đất ở Iran khiến hơn 40 người bị thương, hư hỏng nhiều nhà cửa

Trận động đất mạnh 6 độ Richter xảy ra ngày 1/12 ở miền Đông Nam Iran đã khiến ít nhất 42 người bị thương và làm hư hỏng nhiều nhà cửa trong khu vực.

Đăng ngày: 02/12/2017
Những vệt sáng lóe lên trên miệng núi lửa phun trào ở Bali

Những vệt sáng lóe lên trên miệng núi lửa phun trào ở Bali

Theo Trung tâm cố vấn về tro núi lửa Darwin, tro bụi từ núi lửa Agung đang dạt về phía đông nam ở độ cao 6.400 mét.

Đăng ngày: 01/12/2017
Tro bụi núi lửa ở Bali ảnh hưởng thế nào tới du khách?

Tro bụi núi lửa ở Bali ảnh hưởng thế nào tới du khách?

Đám tro tàn phun trào khỏi miệng núi Agung khiến cho nhiều chuyến bay bị hoãn và kế hoạch du lịch của hàng nghìn người ở Bali bị xáo trộn.

Đăng ngày: 01/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News