Nhiệt độ toàn cầu sẽ đạt kỷ lục mới trong 5 năm tới

Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo, El Niño nóng phát triển trong những tháng tới và biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ đẩy nhiệt độ tăng cao chưa từng thấy, đạt kỷ lục mới trong 5 năm tới.

Nhiệt độ toàn cầu nhiều khả năng sẽ vượt ngưỡng 1,5 độ C ở Hiệp định Paris trong 5 năm tới, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN). Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của UN đưa ra cảnh báo trong đánh giá hàng năm mới nhất. Theo WMO, có 66% khả năng nhiệt độ bề mặt toàn cầu hàng năm sẽ tăng cao hơn 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Đây sẽ là lần đầu tiên lịch sử nhân loại ghi nhận mức tăng cao như vậy.


Nhiệt độ ở Thái Bình Dương ấm lên do El Niño mạnh vào tháng 1/2016. (Ảnh: NOAA).

Các nhà khoa học cảnh báo nhiệt độ vượt ngưỡng 1,5 độ C sẽ làm tăng nguy cơ đối mặt những điểm tới hạn, có thể kích hoạt biến đổi khí hậu không thể phục hồi như sự sụp đổ của thềm băng Greenland và Tây Nam Cực, nóng nắng cực hạn, hạn hán nghiêm trọng, thiếu nước và thời tiết cực đoan ở nhiều vùng rộng lớn trên thế giới.

Khoảng 200 nước cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C hoặc thấp hơn theo Hiệp định Paris năm 2015. Hiện nay, giới hạn đó có thể bị vượt qua lần đầu tiên, dù chỉ tạm thời.

Theo dự kiến, đợt El Niño nóng phát triển trong những tháng tới sẽ kết hợp với biến đổi khí hậu do con người gây ra, đẩy nhiệt độ toàn cầu tới mốc cao chưa từng thấy, theo Petteri Taalas, tổng thư ký của WMO. Điều đó sẽ gây ra nhiều hậu quả sâu rộng đối với sức khỏe, an ninh lương thực, quản lý nước và môi trường.

El Niño xảy ra khi gió mậu dịch (thường đẩy nước ấm về phía tây qua Thái Bình Dương từ Nam Mỹ tới châu Á) yếu đi, dẫn tới nhiều nước ấm ở tại chỗ hơn. Hiện tượng này ảnh hưởng mạnh mẽ tới mô hình khí hậu trên khắp thế giới, khiến Nam Mỹ ẩm ướt hơn và đem hạn hán tới những khu vực như Australia, Indonesia, miền bắc Trung Quốc và đông bắc Brazil. Ở Mỹ, El Niño có xu hướng khiến miền bắc ấm và khô hơn trong khi miền nam trở nên ẩm ướt hơn do nước ấm lan rộng hơn và ở gần mặt biển, làm nóng không khí bên trên.

Báo cáo mới nhất của WMO xem xét khoảng thời gian từ năm 2023 đến 2027. Theo đó, có 98% khả năng một năm trong khoảng thời gian đó lập kỷ lục nóng nhất, vượt mức tăng nhiệt độ 1,28 độ C của năm 2016. Khả năng nhiệt độ toàn cầu tăng vượt ngưỡng 1,5 độ C là gần 0% vào năm 2015, 48% vào năm 2022 và lên đến 66% vào năm 2023. Các nhà nghiên cứu cho biết Trái đất ấm lên không đồng đều. Ví dụ, Bắc Cực sẽ trải qua nhiệt độ biến động gấp 3 lần các nơi khác trên thế giới, thúc đẩy băng tan, tác động nghiêm trọng đến hệ thống khí hậu như dòng tia và hải lưu Bắc Đại Tây Dương, vốn giữ vai trò quan trọng trong điều phối nhiệt độ ở Bắc bán cầu.

Trong khi đó, lượng mưa sẽ giảm đi ở Trung Mỹ, Australia, Indonesia và Amazon. Nạn chặt phá rừng, biến đổi khí hậu và đốt rừng khiến rừng mưa khổng lồ mất khả năng phục hồi từ năm 2000, có thể chuyển thành đồng cỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News