Nhiệt độ toàn cầu tăng lên mức báo động
Dữ liệu toàn cầu từ tổ chức NOAA (Cục quản lý khí quyển và đại dương quốc gia) cho biết nhiệt độ trung bình trên trái đất tháng 10 vừa qua đã tăng lên 0.98 độ C, ấm hơn nhiều so với tháng 10 hàng năm. Điều đó khiến tháng 10 năm nay trở thành một trong những tháng đạt số đo nhiệt độ kỷ lục trong lịch sử.
Nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên chóng mặt
Hiện tượng nóng lên xảy ra trên toàn cầu - (Ảnh: CNN).
Các con số thống kê cho chúng ta danh sách về những điều đáng kinh ngạc của tháng 10 năm nay:
- Tháng 10 nóng nhất trong lịch sử (theo ghi chép trong vòng 136 năm của NOAA).
- Tháng ấm nhất trong năm so với nhiệt độ trung bình (trong tổng số 1.630 tháng ghi chép lại được).
- Đứng thứ 7 trong tổng số 10 tháng nóng nhất năm 2015.
Tổng kết, các nhà khoa học đã bầu năm 2015 này là năm phá vỡ kỷ lục về nóng, vượt qua năm 2014 vốn được cho là đã phá vỡ kỷ lục này.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất chạm ngưỡng mức báo động 2?
- Hàng loạt vụ cháy rừng sẽ bùng phát nhiều hơn trên diện rộng.
- Thiên tai như lũ lụt, động đất sẽ nhiều hơn và nguy hiểm hơn.
- Rất có thể sẽ có nhiều loài động thực vật tuyệt chủng.
- Kết hợp với băng tan tại hai đầu cực, năng suất cây trồng sẽ giảm kéo theo lượng nước ngọt cũng ít đi.
Nóng lên toàn cầu - (Ảnh: CNN).
Với nhiệt độ tăng lên đáng kể, chúng ta đang gặp phải hiện tượng thời tiết El Nino lớn nhất từ trước đến nay. El Nino là hiện tượng thời tiết tăng cao kéo theo nhiệt độ nước biển ấm lên, dẫn đến hơi nước bốc nhiều hơn gây ra nhiều mưa, lũ cho con người.
Các nhà khoa học cũng cho biết, tuy tác hại của El Nino là không thể tránh khỏi và vì nó xuất hiện theo chu kỳ. Vậy năm nào xuất hiện El Nino thì sau đó sẽ có năm xuất hiện tiếp La Nina. La Nina là hiện tượng trái ngược với El Nino, và rất có thể hiện tượng La Nina sắp tới sẽ một phần giúp trái đất cân bằng lại, thoát khỏi nhiệt độ tăng cao như bây giờ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).
