Nhiệt kế đo hiệu suất tỏa nhiệt từ mọi tòa nhà trên thế giới

Thiết bị vệ tinh do công ty Anh thiết kế sẽ đo hiệu suất nhiệt từ các tòa nhà và xác định những công trình gây ra hiệu ứng đảo nhiệt đô thị trong thành phố.


Vệ tinh HotSat-1 trang bị cảm biến đo hiệu suất tỏa nhiệt. (Ảnh: Satellite Vu)

Công ty khởi nghiệp Satellite Vu ở London hôm 12/6 phóng một vệ tinh mới mang tên HotSat-1 có thể góp phần giải quyết ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu. "Chúng tôi đang giới thiệu nhiệt kế đầu tiên trên trời. Satellite Vu sẽ phóng chòm 8 vệ tinh đo hiệu suất tỏa nhiệt từ bất kỳ tòa nhà nào trên hành tinh", giám đốc điều hành Anthony Baker của công ty cho biết. HotSat-1 được thiết kế với độ phân giải cao để quan sát sân thượng và tường của từng tòa nhà khi bay ở độ cao 500km.

Để đạt mục tiêu không thải khí vào năm 2050, Anh đang tiến hành thay đổi cơ sở hạ tầng để thúc đẩy quá trình do quỹ nhà ở kém hiệu quả và đại đa số nhà ở được xây trước năm 1970. Thông qua dữ liệu khắp thành phố, Satellite Vu có thể nhanh chóng hiển thị 20% tòa nhà trong tình trạng kém nhất, từ đó đẩy mạnh nâng cấp những bất động sản này.

HotSat-1 có thể xác định các công trình và không gian hở khiến hiệu ứng đảo nhiệt đô thị thêm trầm trọng, bao gồm bãi đỗ xe lớn ở trung tâm bán lẻ, làm tăng đáng kể nhiệt độ ở thành phố và thị trấn. Từ đó, nhà quy hoạch đô thị có thể hoạch định nơi phù hợp nhất để trồng cây xanh và làm mát môi trường.

HotSat-1 cũng theo dõi ô nhiễm và phát hiện thay đổi đột ngột ở nhiệt độ nước sông. Cảm biến trên vệ tinh từng được thử nghiệm trên máy bay, bay qua khu Ealing ở London. Cơ quan bản đồ quốc gia Anh, Ordnance Survey (OS), sẽ theo dõi dữ liệu từ vệ tinh.

Với nhiệt độ toàn cầu không ngừng gia tăng, NASA cũng ứng dụng chương trình Applied Remote Sensing Training Program (ARSET) năm 2022 để giảm thiểu tác động của nắng nóng và xây dựng chỉ số tổn thương do nhiệt giúp giảm nguy cơ sức khỏe với người dân sống ở đô thị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra, đâu là nơi an toàn nhất để trú ẩn?

Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra, đâu là nơi an toàn nhất để trú ẩn?

Một nghiên cứu khoa học đưa ra lời khuyên khi xảy ra thảm họa hạt nhân, bao gồm cả những nơi tồi tệ nhất có thể trú ẩn.

Đăng ngày: 11/05/2025
Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.

Đăng ngày: 10/05/2025
Khoa học đã chứng minh “tiếng sét ái tình” chỉ là sự ham muốn thể xác

Khoa học đã chứng minh “tiếng sét ái tình” chỉ là sự ham muốn thể xác

Trong sự phấn khích của sự lãng mạn, có thể dễ dàng tin rằng hai người xa lạ có thể yêu nhau ngay lần đầu gặp mặt. Nhưng tình yêu đến từ cái nhìn đầu tiên có thật không?

Đăng ngày: 10/05/2025
Tống Nhục Tông: Lễ trừ tà cho người chết vì treo cổ với quy tắc kỳ lạ

Tống Nhục Tông: Lễ trừ tà cho người chết vì treo cổ với quy tắc kỳ lạ

Người xưa cho rằng những người chết vì treo cổ là những cái chết đau đớn nhất, linh hồn sẽ không được siêu thoát mà sẽ để lại oán khí và quậy phá người còn sống.

Đăng ngày: 10/05/2025
Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới

Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới

Bia sữa, bia nước tiểu bò, bia sữa ngựa, bia pizza, bia giúp ngực to… là những loại bia độc nhất vô nhị trên thế giới.

Đăng ngày: 10/05/2025
Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News