Nhiều người cắt dưa chuột xong chà chà thế này, biết lý do ai cũng sẽ làm theo

Hóa ra cách chà xát phần cắt dưa chuột đó có ý nghĩa như vậy, biết rồi ai cũng làm theo cho mà xem.

Dưa chuột (dưa leo) là món khoái khẩu của nhiều người - chúng chứa nhiều vitamin, nhiều nước và còn là "người bạn" thân thiết giúp giảm cân hiệu quả nữa chứ.

Nhưng có 1 sự thật mà bạn có để ý rằng, mỗi khi cắt dưa chuột ăn, nhiều người vẫn thường làm điều này không?


Cắt đầu dưa chuột ra xong rồi chà chà và chà...

Thế nhưng vì sao lại cần chà như vậy nhỉ? Mà đôi khi cắt dưa chuột ra xong ta ăn thấy nó hơi đắng đắng, phải chăng việc chà chà này sẽ khiến dưa chuột bớt đắng hơn?

Theo bài báo đăng tải trên Food.ndtv có đề cập 1 trong những thủ phạm khiến trái dưa chuột chúng ta ăn bị đắng, đó chính hợp chất Cucurbitacin - hợp chất có nhiệm vụ làm lá đắng, tránh để động vật ăn.


Hợp chất Cucurbitacin này tập trung ở lá, thân, rễ.

Thông thường, hợp chất Cucurbitacin này tập trung ở lá, thân, rễ. Nhưng đôi khi, chất này cũng xâm nhập vào quả và trú ngụ tại phần cuống, gần vỏ, thi thoảng len lỏi vào giữa quả. Chính vì thế mà đôi khi bạn ăn phần đầu dưa chuột lại thấy hơi đắng đắng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của ĐH Purdue (Mỹ) cũng chỉ ra rằng các yếu tố có thể khiến cây trái bị đắng - đó là thiếu nước, nhiệt độ, độ ẩm không đủ.

Theo các chuyên gia, dưa chuột thích nghi với thời tiết mát mẻ, ẩm ướt. Nếu nhiệt quá cao, thời tiết nắng nóng, khô cằn sẽ khiến trái bị thiếu dinh dưỡng.

Thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp khiến bộ rễ dưa bị tổn thương, sự hấp thụ nước, chất dinh dưỡng kém - phần nào ảnh hưởng đến cuống trái dưa, gây tích tụ nhiều Cucurbitacin làm dưa bị đắng.

Vì thế, các chuyên gia đưa ra 1 vài cách giúp bạn ăn dưa chuột mà không đắng. Đó là:

  • Cắt bỏ 2 đầu và chà xát thật mạnh 2 đầu để loại bỏ lớp bọt trắng sữa

Theo các chuyên gia, lớp bọt trắng sữa này chứa cucurbitancin. Và đó là nguyên nhân gây đắng ở dưa chuột.

  • "Ướp muối" cho dưa chuột rồi chà chà

Mặc dù đây là cách không phổ biến nhưng nhiều người tin vào hiệu quả mà chúng mang lại.

Cắt dưa chuột thành 2 nửa theo chiều dọc. Rắc 1 chút muối vào 2 nửa quả cắt ra và chà xát chúng với nhau. Bạn sẽ thấy chất tạo bọt trắng xuất hiện ở 2 nửa, lặp lại quy trình 2 - 3 lần trước khi rửa sạch bằng nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News