Nhiều nước trải qua nắng nóng dữ dội nhất 11.300 năm

Một nghiên cứu cho thấy nhiều nước vừa trải qua đợt nắng nóng khủng khiếp nhất trong 11 thiên niên kỷ.

Shaun Marcott, một nhà khoa học của Đại học Oregon tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp sử dụng những hóa thạch nhỏ xíu cổ xưa mà họ tìm thấy dưới đáy đại dương để dựng mô hình về nhiệt độ trung bình toàn cầu trong trong 11.300 năm, AP đưa tin.

Kết quả cho thấy thập niên từ 1900 tới 1910 là thập niên lạnh nhất trong 11.300 năm. Nhưng chỉ 100 năm sau, thập niên từ năm 2000 tới 2010 là thập niên nóng nhất.


Đợt nắng nóng năm ngoái là đợt nắng nóng dữ dội nhất trong 11.300 năm.

"Trong vòng 100 năm, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã dao động từ mức thấp nhất tới mức cao nhất. Chúng tôi chưa bao giờ thấy nhiệt độ biến động nhanh như thế. Ngay cả trong kỷ Băng Hà, nhiệt độ trung bình toàn cầu chưa bao giờ thay đổi nhanh như trong vòng 100 năm qua", Marcott phát biểu.

Dữ liệu của nhóm Marcott cho thấy, sau khi kỷ Băng Hà kết thúc khoảng 7.000 năm trước, nhiệt độ trung bình toàn cầu phải "chờ" tới 4.000 năm để tăng thêm 1,25 độ C. Song chỉ từ thập niên 20 tới thập niên 40, nhiệt độ trung bình cũng tăng với mức tương tự.

"Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trong đợt nắng nóng vừa qua đạt mức cao nhất trong hơn 11.000 năm", giáo sư Michael Mann, một chuyên gia của Đại học Pennsylvania tại Mỹ, phát biểu. Ông không tham gia nghiên cứu của nhóm Marcott.

Mỹ, Canada, Australia và hàng loạt quốc gia châu Âu hứng chịu đợt nóng kỷ lục trong mùa hè năm ngoái. Chẳng hạn, nhiệt độ tại thủ đô Washington của Mỹ lên tới 41 độ C vào ngày 7/7/2012. Nhiệt độ tại Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Croatia, Thụy Sỹ vượt mức 40 độ C trong nhiều ngày vào tháng 8 năm ngoái, gây nên hàng chục vụ cháy rừng. Hỏa hoạn cũng hoành hành tại nhiều vùng ở Australia, nơi nhiệt độ từng lên tới hơn 45 độ C vào tháng đầu tiên của năm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News