Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Hòa Bình.

Do chịu ảnh hưởng của vùng xoáy thấp hoạt động trên khu vực Bắc bộ, liên tiếp trong hai ngày 28-29/7, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xuất hiện mưa và có nơi mưa rất to, với lượng mưa trung bình 70-100mm.

Mưa lũ đã làm sạt taluy Quốc lộ 2C đoạn đường Sơn Nam-Tuân Lộ, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), với khối lượng sạt lở khoảng hơn 1.000m3 đất, đá gây ách tắc giao thông.

Ngoài ra, mưa to kèm theo gió lốc còn làm sập ngôi nhà gia đình ông Hà Văn Chính, thôn Đon Mệnh, xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); gần 100ha lúa mới cấy ở huyện Yên Sơn bị ngập úng.

Ngay sau khi xảy ra sự cố sạt lở Quốc lộ 2C, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo đơn vị, cơ quan chức năng sử dụng phương tiện giải phóng điểm ách tắc, san gạt khối lượng đất, đá sạt lở, nhờ vậy, tuyến Quốc lộ 2C đã thông xe trở lại trong ngày 29/7.

Cùng với đó, tỉnh Tuyên Quang đã cử cán bộ xuống các hộ dân kiểm tra tình hình thiệt hại, động viên và giúp đỡ bà con nhân dân khắc phục hậu quả.

Tỉnh cũng chỉ đạo các huyện, thành phố rà soát kỹ từng địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng và thông tin, cảnh báo kịp thời cho nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng mưa to gây lũ quét, sạt lở đất và nước lũ lên nhanh ở ven sông, suối; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để di dời kịp thời nhân dân ra khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất khi có mưa lớn.

Các địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trụ sở cơ quan, các công trình đang xây dựng trên địa bàn; tổ chức trực ban 24/24 giờ sẵn sàng ứng phó kịp thời với mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra…

Tại tỉnh Phú Thọ, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh cho biết từ ngày 26-29/7 trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to nên đã xảy ra giông lốc tại một số địa phương trong tỉnh. Lượng mưa đo được tại Phú Hộ là 90,0mm; Hạ Hòa: 67,0mm; Đoan Hùng: 32,0mm; Việt Trì: 105,0mm…

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ

Tại huyện miền núi Thanh Sơn, mưa lũ đã làm thiệt hại gần 21ha lúa, trong đó diện tích lúa bị đất, cát vùi lấp từ cơn bão số 2 chưa khắc phục được, nay tiếp tục bị vùi lấp ở các xã Thượng Cửu, Đông Cửu, Khả Cửu, Giáp Lai.

Đáng chú ý là tỉnh lộ 316, đoạn qua dốc Kẹm thuộc địa phận xã Hương Cần tiếp tục bị sạt lở ta luy với chiều dài 30m, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Tại xã Yên Lương, mưa lớn gây lũ cục bộ đã cuốn trôi một cầu tre dân sinh khiến giao thông ra vào khu dân cư Vực Tùng bị chia cắt.

Tại thị xã Phú Thọ, huyện Tân Sơn, Tam Nông, mưa to gió lốc còn làm hai nhà văn hóa bị tốc mái; hai nhà bị sét đánh gây hư hỏng; 20m kênh mương bị vỡ; 1,53ha lúa bị nước nhấn chìm.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh đã phối hợp với các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, thăm hỏi và hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại nặng. Huyện Thanh Sơn đã huy động lực lượng cảnh báo và san ủi, khắc phục tạm thời đoạn đường 316 bị sạt lở đảm bảo cho các phương tiện giao thông có thể qua lại.

Trong khi đó tại tỉnh Hòa Bình, mưa lớn kéo dài trong ngày và đêm 28/7 đã gây ra lũ lớn trên suối Bẵn, cướp đi sinh mạng của anh Đinh Văn Nhân, sinh năm 1991, trú tại xóm Mon, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn.

Trận mưa nhiều ngày qua trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng đã gây sạt lở tại ku tái định cư Phiêng Sa, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, hiện có 35 hộ dân sinh sống.

Nước chảy mạnh làm bật cống thoát nước, gây sạt lở taluy âm, độ sâu khoảng 10m, đe dọa sự an toàn của hai hộ dân.

Tại huyện vùng cao Đà Bắc, mưa lũ gây sạt lở, làm cuốn trôi nền đường tuyến xóm Doi-Dưng của xã Hiền Lương, đường Sưng-Bai, đường Tằm-Lanh của xã Cao Sơn, Suối Thương-Hào Phong của Hào Lý.

Mưa lớn đã gây ách tắc giao thông ở một số đoạn, một số tuyến, hiện vẫn chưa thông xe.

Ngoài ra, trên tuyến tỉnh lộ 433 do Đoạn Quản lý đường bộ I quản lý hiện có nhiều đoạn bị nước cuốn trôi đất đá. Cũng do ảnh hưởng mưa, bão, tại các xã Hào Lý, Tu Lý, đất, đá cuốn trôi đã vùi lấp 7ha ngô, lúa mới gieo trồng.

Ở huyện Cao Phong, mưa lũ làm sạt lở ta luy âm tuyến đường xóm Ong và sạt lở ta luy dương tuyến đường xóm Nam Thành, xã Nam Phong. Khối lượng đất, đá cần phải dọn dẹp, xử lý ước khoảng trên 2.300m3.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Hòa Bình đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao cảnh giác, xây dựng phương án di dời người dân lên khu vực an toàn khi có mưa, gió lớn xảy ra. Trước mắt, cần gia cố ngay các khu vực sạt lở bằng phương pháp lấp rọ thép.

Để tạm thời giải quyết khó khăn trong việc đi lại của các phương tiện và người dân, cơ quan chức năng ở địa phương đã đặt biển báo, rào chắn khu vực sạt nguy hiểm, cấm các loại ôtô trọng tải lớn chạy qua, đồng thời cảnh báo người dân hạn chế đi lại trên các tuyến đường này.

Những trận mưa kéo dài từ ngày 27 đến 29/7 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm sạt lở taluy dương trên Quốc lộ 32 gây ắch tắc giao thông.

Đây là tuyến giao thông rất quan trọng, thông thương giữa tỉnh Lai Châu qua huyện Mù Căng Chải, thị xã Nghĩa Lộ đi huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) về thành phố Yên Bái, hoặc qua đường Thu Cúc (Phú Thọ) về Hà Nội.

Để nhanh chóng giải tỏa ách tắc giao thông trên đoạn đường này, Sở Giao thông Vận tải Yên Bái đã chỉ đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý đường bộ I Yên Bái, huy động phương tiện cơ giới là máy ủi chuyên dụng tại chỗ (đã "ém" sẵn để đề phòng mưa bão) để giải tỏa ách tắc giao thông.

Đến 17 giờ chiều 29/7, một số điểm ách tắc tại Km 267, Km 269 đã được giải tỏa. Điểm sạt lở nặng nhất là tại Km 273 + 370 cũng đã được lực lượng cứu hộ tiếp cận để san gạt đất, đá sạt lở.

Đến khoảng 18 giờ ngày 29/7, khối lượng đất đá bị sạt lở đã cơ bản được san gạt. Tuyến Quốc lộ 32 đã được thông xe trở lại.

Vụ sạt lở trên xảy ra từ lúc 1 giờ ngày 29/7 làm sạt lở khoảng 2.000m3 đất đá tại điểm Km273+370 khu vực đèo Khau Phạ, huyện Mù Căng Chải (ở gần đỉnh đèo). Ngoài ra, còn sạt lở tại các điểm Km 267, Km 269...

Tình trạng sạt lở đất đá ở đoạn đường này rất hay xảy ra bởi taluy rất cao, kết cấu địa chất lỏng lẻo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News