Nhiều tỉnh miền Trung ứng phó áp thấp nhiệt đới

Trước việc áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão, các tỉnh miền Trung yêu cầu ngư dân đưa tàu thuyền, lồng bè vào nơi an toàn, tránh thiệt hại.

10h ngày 12/9, tâm áp thấp nhiệt đới ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Quảng Nam - Phú Yên khoảng 250 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất 60 km/h (cấp 7). Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp sẽ di chuyển hướng Tây Tây Bắc, vận tốc 15 - 20 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Do tác động của gió mùa Tây Tây Nam hoạt động mạnh, giữa biển Đông (quần đảo Trường Sa), khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận trong 2 - 3 ngày tới có mưa giông; có khả năng xảy ra lốc xoáy.


Đường đi của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: TTKTTV).

Ông Đặng Văn Minh – Phó chủ tịch UBND Quảng Ngãi cho hay, do nằm trong vùng áp thấp nhiệt đới đi qua, tỉnh đã ra lệnh cấm biển, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Tàu thuyền trên biển vào bờ neo đậu. Tỉnh cũng đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân ở gần cửa sông, ven biển, ngoài đê, sát vùng có nguy cơ sạt lở chủ động chằng chống nhà cửa, đảm bảo an toàn.

"15h hôm nay, tuyến đường thủy từ Sa Kỳ ra huyện đảo Lý Sơn và ngược lại tạm ngưng hoạt động. Du khách còn kẹt ở Lý Sơn phải được đảm bảo chỗ ăn, nghỉ", ông Minh cho biết.

Tại Khánh Hòa, UBND tỉnh có công điện khẩn yêu cầu các địa phương thông báo tình hình áp thấp nhiệt đới tới ngư dân, doanh nghiệp có khách du lịch, để đảm bảo an toàn; kêu gọi người dân không được ra khơi vào thời điểm hiện tại.

Thống kê từ Bộ đội biên phòng, toàn tỉnh hiện có 2.514 tàu đang đánh bắt tại các vùng biển. Trong đó, 2 tàu cá với 22 thuyền viên đang làm việc tại ngư trường Hoàng Sa; hơn 100 tàu ở Trường Sa. "Đây là hai khu vực gần với tâm áp thấp, chúng tôi đã liên hệ được với các chủ tàu, yêu cầu vào nơi trú ẩn an toàn, thông qua icom, radio đài Nha Trang", lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa nói.


Nhiều tàu thuyền đã vào bờ neo đậu ở Khánh Hòa. (Ảnh: Xuân Ngọc).

Trưa nay, Bình Định có mưa giông. Ông Trần Châu - Phó chủ tịch UBND tỉnh cho hay, trong hai ngày qua lượng mưa cao nhất ở tỉnh là 200mm và thấp nhất 70 mm. "Chúng tôi phát thông báo để ngư dân biết vị trí, hướng đi của áp thấp, neo đậu tàu thuyền an toàn", Phó chủ tịch tỉnh cho biết.

Theo ông Châu, tỉnh cũng có công văn chỉ đạo các địa phương chuẩn bị phương án neo đậu tránh, trú bão. Riêng các lực lượng tập trung rà soát, kiểm tra phương tiện thủy hoạt động trên biển, không để ngư dân ra khơi đánh bắt và kêu gọi tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News