Nhiều tuyến đường Sài Gòn ngập nặng do triều cường
Chiều tối 26/10, do ảnh hưởng của triều cường lên cao, nhiều tuyến đường tại Sài Gòn bị ngập nặng. Có nơi nước dâng gần nửa mét khiến xe cộ bị chết máy, giao thông hỗn loạn.
Dù đã được cảnh báo nhưng chiều tối 26/10, người dân vẫn khá bất ngờ với hiện tượng tự nhiên xảy ra trong giờ tan tầm. Triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường chìm ngập trong nước.
Tại đường Phan Đình Phùng, đoạn dưới chân cầu Kiệu đến đường Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận) bị biến thành sông. Nhiều người phải lội bì bõm suốt một đoạn đường dài để về nhà. Trong đó khá nhiều trường hợp bị té do "lọt" vào hố công trình đang thi công và những chỗ nước sâu. Hàng loạt xe chết máy phải dắt bộ do nước vào ống bô.
Đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) bị biến
thành sông do triều cường dâng cao. (Ảnh: H.C)
Một người đàn ông mặt nhễ nhại mồ hôi đẩy chiếc xe chết máy chở đứa con học lớp 5, thở hổn hển bảo: "Hôm nay không có giọt mưa nào mà còn ngập sâu thế này, nếu có mưa to thì không biết đến đâu".
"Thấy đoạn đường ngập thế này tôi đã định quay lại đi đường khác nhưng cứ nghĩ nước không sâu lắm nên cố chạy qua. Ai ngờ bị ngã đau điếng vì chạy vào chỗ nước bị ngập sâu", chị Lài (nhà ở Bình Thạnh) kể.
Đường Lương Định Của (quận 2) bị ngập sâu nhất. Có đoạn ngập đến gần nửa mét do cống thoát nước xây dựng chưa xong, nước không thể thoát được. Chợ An Khánh tại đây bị "cô lập", xung quanh mênh mông nước, nhiều sạp hàng không thể buôn bán vì ngập sâu. Nhiều hộ dân sống trong khu vực bị nước tràn cả vào nhà. Đồ đạc cũng bị ướt do không kịp kê lên cao.
Chợ An Khánh trên đường Lương Định Của, quận 2 bị ngập sâu trong nước. (Ảnh: H.C)
Cũng do ảnh hưởng của triều cường, nhiều con đường khác như Ngô Tất Tố, Nguyễn Hữu Cảnh, Bùi Hữu Nghĩa, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), quốc lộ 13, đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức)... cũng chìm trong nước.
Đến gần 19h, nhiều tuyến đường vẫn còn tình trạng ngập nặng vì triều cường chưa rút khiến người dân rất khó khăn mới về đến nhà.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, ngày 27/10, triều cường sẽ đạt đỉnh cao nhất 1,54m lúc 5h30 và 1,5m lúc 16h30. Ngày 28/10, đỉnh triều tiếp tục duy trì mức 1,52-1,54m vào lúc 16h và 17h30. Nếu kết hợp với trời mưa, Sài Gòn nguy cơ sẽ còn bị ngập nặng hơn nữa.
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố đã có công văn khẩn đề nghị UBND các quận, huyện Bình Thạnh, Gò Vấp, 12, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn tổ chức rà soát các vị trí xung yếu. Đồng thời những địa phương này được yêu cầu chuẩn bị lực lượng, vật tư (cừ tràm, phên tre, bao tải cát...) tại những vị trí có nguy cơ xảy ra tràn, bể bờ bao để xử lý ngay khi phát hiện sự cố.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo cũng khuyến cáo người dân trong những khu vực trên nên kê cao đồ đạc, đề phòng triều dâng cao tràn vào nhà.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
