Nhiều UFO có thể là sét hòn
Một số vật thể bay không xác định (UFO) có thể là sét hòn và các hiện tượng trong khí quyển.
Khi sét hòn bay trong không trung, người ta dễ nhầm tưởng chúng là UFO. (Ảnh: Sciencenotes).
Stephen Hughes, một tiến sĩ vật lý thiên văn của Đại học Công nghệ Queensland tại Australia, bắt đầu nghiên cứu các UFO từ khi nhiều sao băng lớn xuất hiện trên bầu trời thành phố Brisbane ở phía đông nam bang Queensland năm 2006, BBC cho biết. Khi chúng xuất hiện, người dân cũng thấy một UFO phát ra ánh sáng màu xanh lục bay phía trên các dãy núi gần thành phố.
Sét hòn hiện vẫn là một trong những bí ẩn đối với giới khoa học. Nhiều nhân chứng nhìn thấy sét hòn mô tả rằng chúng có dạng cầu lửa sáng chói, tồn tại trong vài giây. Những quả cầu này di chuyển loanh quanh. Đôi khi chúng lao xuống hoặc bay vụt lên, lẩn vào trong nhà hoặc xuyên qua cửa kính. Chúng thường biến mất sau một tiếng nổ. Người ta cho rằng sét hòn được sinh ra bởi sấm trong những trận bão, song nhiều người vẫn thấy chúng trong những ngày mà thời tiết bình thường.
Tiến sĩ Hughes cho rằng một điện trường tồn tại giữa tầng điện ly và mặt đất. Khi sao băng lao vào bầu khí quyển trái đất, chúng mang theo nhiều hạt mang điện và các loại vật chất dẫn điện. Sự xuất hiện của chúng trong không khí làm tăng cường độ điện trường giữa tầng điện ly và mặt đất.
“Rất có thể khi sao băng lao xuyên qua tầng điện ly, chúng tạo ra những dòng điện. Mặc dù những dòng điện chỉ tồn tại trong vài giây, cường độ của chúng vẫn đủ mạnh để tạo nên sét hòn", Hughes phát biểu.
Hughes coi tầng điện ly và mặt đất là hai cực của một bình ắc quy. Khi hai cực được nối với nhau bởi một dây dẫn, dòng điện sẽ chạy qua dây. Sao băng đóng vai trò là dây dẫn.
Khi sao băng bay vào bầu khí quyển, chúng có thể tạo nên dòng điện giữa tầng điện li và mặt đất. Đôi khi những dòng điện này đủ mạnh để tạo nên sét hòn. Ảnh: scienceray.com.
Nhiều nhà khoa học khác cho rằng các điện tích có thể tạo nên những khối cầu khí phát sáng trên không trong quá trình lao từ tầng điện li xuống mặt đất. Những khối cầu khí đó là một dạng của sét hòn.
Cách đây 10 năm tiến sĩ John Abrahamson, một giảng viên của của Đại học Canterbury tại New Zealand, đã đưa ra giả thuyết về sự hình thành của sét hòn. Theo ông, sét hòn hình thành khi một tia chớp đánh xuống làm bốc hơi silic dioxit trong đất. Hơi silic này ngưng tụ dưới dạng bụi mịn, gắn kết với nhau nhờ các điện tích, tạo nên một quả cầu trôi nổi, bị ôxi hóa và phát sáng. Một khả năng khác là không khí bị ion hóa (bởi các tia chớp) đã tương tác với nước, tạo thành một quả cầu plasma nóng với lớp vỏ là ion và nước lạnh.
Abrahamson mô tả nghiên cứu của tiến sĩ Hughes là “mang tính khả thi tương đối” và nói rằng dư luận còn phải chờ đợi lâu trước khi ai đó tìm ra đáp án hoàn hảo nhất về sự hiện diện của UFO cũng như sét hòn.

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Bộ lạc cho phụ nữ "quan hệ" thoải mái trước khi lấy chồng
Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc du mục Tuareg đã đi khắp sa mạc Sahara, sống rải rác từ Libya cho đến Algeria, Niger và Mali của châu Phi, theo trang Every Culture.

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới
Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc
Hiện tượng phản xạ toàn phần là nguyên nhân gây ra ảo ảnh nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng nóng.
