Nhóm nghiên cứu người Việt giải mã điều từng bị nhầm lẫn hơn 1 thế kỷ

Công bố khoa học góp phần khẳng định năng lực nghiên cứu sinh học - sinh thái vi tảo của Việt Nam nói chung và Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng đối với thế giới.

Nhóm nghiên cứu người Việt giải mã điều từng bị nhầm lẫn hơn 1 thế kỷ

Nhóm nghiên cứu của Phòng Sinh vật phù du, Viện Hải dương học mới đây đã công bố bài báo trong tạp chí Journal of Phycology 57(3): 1059-1083 (xếp hạng Q1 trong danh mục bài báo SCI của Quỹ Phát triển KH và CN Quốc gia) về kết quả nghiên cứu có giá trị phát hiện quan trọng trong phân loại vi tảo đối với thế giới.

Kết quả nghiên cứu này đã giải quyết được tranh cãi của các nhà phân loại học thế giới trong suốt hơn một thế kỷ qua. Theo đó, thông tin về chi tảo Hai roi Ostreopsis của Việt Nam và sự xác định lại loài O. siamensis trong bài báo này đã xác định một cách rõ ràng vị trí phân loại loài Ostreopsis siamensis mà các nhà tảo học đã ít nhiều nhầm lẫn.

Loài tảo hai roi Ostreopsis siamensis được nhà khoa học Đan Mạch Johannes Schmidt phát hiện đầu tiên tại vùng phía nam Koh Chang, Vịnh Thái Lan vào năm 1901 và 80 năm sau, Fukuyo (1981) mô tả chi tiết loài này được tìm thấy ở quần đảo Ryukyu (Nhật Bản). Nhiều năm sau này, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định có khoảng 11 loài thuộc chi Ostreopsis.

Các loài hầu như có cùng một kiểu hình và hoàn toàn giống nhau về số lượng các tấm vỏ, do vậy việc định loại buộc phải dựa trên cả các đặc trưng về hình thái học và di truyền. Các mô tả thường dựa trên một kiểu hình thu được từ tự nhiên hoặc là trong nuôi cấy với sự biến đổi dị thường của tế bào đã không trùng khớp với mô tả của Schmidt (1901).

Nhóm nghiên cứu người Việt giải mã điều từng bị nhầm lẫn hơn 1 thế kỷ
Ostreopsis siamensis trong vùng biển Việt Nam, được công nhận là mẫu chuẩn phụ (epitype), lưu giữ trong Bảo tàng hải dương học; Bảo tàng Thực vật (Viện Sinh học Nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh) và Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Đan Mạch (Ảnh: Viện Hải dương học).

Các nghi vấn được đặt ra là "Liệu loài O. siamensis có thay đổi hình thái sau hơn 100 năm với những biến đổi của môi trường và của sự nóng dần lên của trái đất; loài này có thật hay nó không còn tồn tại trong môi trường biển?". Các nhà khoa học không tìm thấy các mẫu vật chuẩn lưu trữ trong các bảo tàng đương thời và chính điều này đã tạo nên nhiều tranh cãi trong phân loại học.

Dựa vào bằng chứng về hình thái học và di truyền học của các mẫu vật thu thập từ Côn Đảo, ven bờ Mỹ Hòa (Phan Rang, Ninh Thuận), vịnh Nha Trang, Ghềnh Ráng (Quy Nhơn); bài báo đã chứng minh sự tương đồng của mẫu vật tại Việt Nam hoàn toàn tương đồng với mô tả gốc của Schmidt (1901) và có cùng kiểu gen.

Theo nguyên tắc phân loại học, để chính xác và có độ tin cậy cao, các vật mẫu phải được tìm thấy trong khu vực mà loài được phát hiện đầu tiên. Bài báo này đã xác định mẫu vật từ vùng biển Phú Quốc có chung những đặc trưng hình thái và di truyền với mẫu vật từ Côn Đảo, Mỹ Hòa, Nha Trang, và Quy Nhơn. Mặc dù có một ít sai khác về hình dạng tế bào trong điều kiện tự nhiên và một số biến đổi hình thái trong điều kiện nuôi cấy, nhưng kết quả phân tích cây phả hệ phát sinh cho thấy tất cả vật mẫu của Việt Nam trong nghiên cứu này đều là O. siamensis.

Cùng với các công trình công bố về vi tảo độc hại, dự báo thủy triều đỏ và sinh học - hải dương học, biến đổi khí hậu, công bố khoa học này đã góp phần khẳng định năng lực nghiên cứu sinh học - sinh thái vi tảo của Việt Nam nói chung và Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng đối với thế giới.

Kết quả nghiên cứu về loài O. siamensis với các vật mẫu thu tại Việt Nam đã được ghi nhận trên trang web về vi tảo của thế giới Algaebase.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Con đường lạnh lẽo nhất thế giới đã chôn vùi 250 nghìn người, bị bản đồ xóa sổ

Con đường lạnh lẽo nhất thế giới đã chôn vùi 250 nghìn người, bị bản đồ xóa sổ

Con đường này là một trong những nơi hoang vắng nhất cũng như rất ít người biết về lịch sử bi thảm của nó.

Đăng ngày: 01/01/2022
Những điều thú vị về Thụy Sĩ khiến bạn bất ngờ

Những điều thú vị về Thụy Sĩ khiến bạn bất ngờ

Thực phẩm luôn có chất lượng cao nhưng lại vô cùng đắt đỏ nên nhiều người dân Thụy Sĩ chọn cách đi sang... nước láng giềng để mua thịt và rau củ.

Đăng ngày: 01/01/2022
Sự thật bất ngờ đằng sau việc Nhật Bản

Sự thật bất ngờ đằng sau việc Nhật Bản "chôn" 50.000 tấn nước siêu tinh khiết dưới lòng đất

Dự án trăm triệu đô này hứa hẹn sẽ đưa Nhật Bản lên một tầm cao mới.

Đăng ngày: 01/01/2022
Thót tim xem người đàn ông đi trên dây giữa hai đỉnh núi cao chót vót

Thót tim xem người đàn ông đi trên dây giữa hai đỉnh núi cao chót vót

Người đàn ông thử thách bản thân với màn đi thăng bằng trên dây chùng không dùng đồ bảo hộ.

Đăng ngày: 01/01/2022
Tảng đá bí ẩn nặng 137 tấn, ai cũng có thể di chuyển

Tảng đá bí ẩn nặng 137 tấn, ai cũng có thể di chuyển

Nằm trên đỉnh một tảng đá rộng hơn nó rất nhiều và ở một vị trí độc đáo, Trembling Rock có thể khiến ngay cả người yếu nhất trên Trái đất trông cũng giống như người mạnh nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 31/12/2021
Các chuyên gia tạo ra thịt in 3D làm từ bơ ca cao

Các chuyên gia tạo ra thịt in 3D làm từ bơ ca cao

Các chuyên gia kết hợp những nguyên liệu thực vật như protein lúa mì và đậu nành, bơ ca cao, để tạo ra " bột thịt" cho máy in 3D.

Đăng ngày: 31/12/2021
Những bí mật về đồ trang sức mà những người bán hàng không bao giờ nhắc đến

Những bí mật về đồ trang sức mà những người bán hàng không bao giờ nhắc đến

Đôi khi ngay cả những nhân viên tư vấn bán hàng cũng không biết họ thực sự đang bán cái gì.

Đăng ngày: 31/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News