Những bể bơi giúp các kình ngư phá kỷ lục thế giới

Các nhà khoa học Mỹ chỉ ra bể bơi và làn bơi có những ảnh hưởng nhất định tới thành tích của vận động viên.

Theo Business Insider, thành tích của những vận động viên bơi lội chuyên nghiệp như Katie Ledecky và Michael Phelps phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng cũng như sự khổ luyện, nhưng các yếu tố khách quan như bể bơi và làn bơi cũng có ảnh hưởng nhất định.

Một số bể bơi có thể giúp vận động viên bơi nhanh hơn, theo tiến sĩ – bác sĩ Katie Ledecky, một trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về thể lực và phong độ thể thao của con người tại bệnh viện đa khoa Mayo.

Một trong những yếu tố đầu tiên tạo ra sự khác biệt lớn trong thời gian bơi tự do là hệ thống máng thoát nước ở thành bể bơi, theo David Epstein, tác giả cuốn sách "The Sports Gene" (Gene thể thao).

Những bể bơi giúp các kình ngư phá kỷ lục thế giới
Bể bơi có ảnh hưởng nhất định tới thành tích vận động viên. (Ảnh: Reuters).

Máng dẫn nước bắn lên khi bơi chảy dọc theo các cạnh của bể chứ không bắn tung tóe ra xung quanh, tạo ra sóng hỗn loạn, làm cho bề mặt bể bơi êm ả hơn. Bề mặt này càng êm càng giúp các vận động viên bơi nhanh hơn.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khác như độ sâu của bể. Độ sâu tối thiểu của bể phải là ba mét, càng sâu càng tốt. Làn bơi cũng có ảnh hưởng nhất định. Hàng phao phân làn có tác dụng hấp thụ bớt dao động sóng nước trước khi lan truyền sang làn kế bên. Vì vậy, trong các lượt thi đấu quan trọng, các làn bơi sát thành bể sẽ không được sử dụng để tránh việc các vận động viên tạo sóng nước vỗ vào thành bể.

Bể bơi được sử dụng tại Olympic Bắc Kinh 2008, nơi 29 kỷ lục thế giới được thiết lập, được coi là một trong những bể bơi nhanh nhất thế giới hiện nay, theo Sports Illustrated.

Bể bơi tại Rio de Janeiro, nơi tổ chức Olympic 2016, cũng được đánh giá tốt, theo David Marsh, huấn luyện viên đội tuyển bơi nữ của Mỹ.

Bể này có độ sâu ba mét và thành bể đầu cuối khá phẳng, giúp tạo sóng hỗ trợ di chuyển cho các kình ngư. Hệ thống tuần hoàn nước cũng được nâng cấp một chút so với một vài nơi khác, dù có vẻ chưa đủ để ngăn chặn tình trạng nước chuyển màu xanh lá.

  • Hồ bơi Olympic vẫn xanh rì và giờ bắt đầu bốc mùi thối
  • Đã tìm ra lý do vì sao bể bơi Olympic chuyển thành màu xanh chỉ sau 1 đêm
  • Vì sao bể bơi Olympic Rio 2016 chuyển màu sau một đêm?
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Gà trống Gô-loa không chỉ được gắn với đội tuyển Pháp mà nó còn được coi là biểu tượng của nước Pháp hàng trăm năm nay.

Đăng ngày: 29/03/2018
19 điều thú vị về Trái Đất

19 điều thú vị về Trái Đất

Trái đất hơn 4,5 tỷ năm của chúng ta là một hành tinh đặc biệt trong vũ trụ. Trái đất tồn tại sự sống và nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 26/02/2018
12 con Giáp từ đâu ra?

12 con Giáp từ đâu ra?

Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?

Đăng ngày: 25/02/2018

"Ướp xác" ở nhiệt độ -196 độ C: Nhân loại đang tiến 1 bước đến sự bất tử?

Tạm ngưng cuộc sống bằng phương pháp đông lạnh rồi đánh thức dậy sau hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm là điều không ít người tin và bỏ ra cả gia tài để thực hiện.

Đăng ngày: 01/12/2016
Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Có lẽ rất nhiều lần bạn đã thoáng nghe qua về tên lửa hành trình Tomahawk xuất hiện trên những trang tin tức, truyền hình. Đây là vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ và là lựa chọn hàng đầu cho các cuộc tấn công nhanh gọn

Đăng ngày: 01/12/2016
Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Một số sự thật khó tin nhất thế giới xảy ra trong cuộc sống khiến không ít người kinh ngạc.

Đăng ngày: 30/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News