Những bí ẩn kỳ thú trong tự nhiên

Bạn có bao giờ tự hỏi mắt của sò điệp màu gì hay đại dương thực sự sâu tới mức nào? Kết quả các khám phá khoa học gần đây sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm về một số điều kỳ thú của tự nhiên.

Các con sò điệp có thị giác tốt nhờ sở hữu tới 100 con mắt ở dạng đơn giản. Và tất cả những con mắt này thường màu xanh dương.

Tính trung bình, độ sâu của các đại dương trên thế giới vào khoảng 3.682,2 mét. Tuy nhiên, phần sâu nhất của đại dương đạt tới 11.030 mét.

Rồng lửa Trung Mỹ, danh pháp khoa học là Bolitoglossa dofleini, có thể thè dài cái lưỡi của chúng tới hơn một nửa chiều dài cơ thể trong 7 mili giây, tức là nhanh gấp 50 lần thời gian con người chớp mắt.

Bất chấp vẻ ngoài dễ thương, con thú mỏ vịt đực sở hữu một chỏm lông cực độc trên chân sau của nó, có khả năng tạo ra một liều thuốc độc đủ mạnh để giết chết một con chó cỡ vừa.

Một con lạc đà có thể uống cạn 113 lít nước chỉ trong vòng 13 phút. Nước được lưu trữ trong máu của lạc đà, thay vì cái bướu nhô lên trên lưng chúng. Trong khi đó, cái bướu mỡ lại đóng vai trò như một nguồn dự trữ dinh dưỡng cho lạc đà khi thức ăn khan hiếm.

Các con tôm bọ ngựa có thể sử dụng móng vuốt sắc bén của chúng để tấn công với tốc độ 82,8km/h, tạo ra các cú đấm có trọng lượng 91kg ở phía sau chúng. Điều đáng kinh ngạc là sức mạnh khủng khiếp đó lại thuộc về những sinh vật giáp xác dài chỉ 10cm. Đó có lẽ là lí do chúng được đặt biệt danh là “sát thủ đấm bốc”.

Thủy ngân là kim loại duy nhất ở trạng thái lỏng trong điều kiện nhiệt độ và áp suất phòng tiêu chuẩn. Đó là vì các electron quay xung quanh hạt nhân của một nguyên tử thủy ngân chỉ có các liên kết yếu với những nguyên tử thủy ngân khác ở nhiệt độ phòng, giữ cho kim loại này ở trạng thái lỏng, theo kênh Discovery.

Cá ngựa không có dạ dày, mà chỉ có ruột để hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Thực phẩm đi qua hệ thống tiêu hóa của chúng rất nhanh chóng, vì vậy, cá ngựa gần như liên tục phải ăn các sinh vật phù du và động vật giáp xác nhỏ.

Cây Amprophophallus titanium có thể nở khóm hoa cao tới 3 mét. Tuy nhiên, những cánh hoa của loài thực vật này tỏa mùi giống như mùi thịt thối rữa. Đặc điểm này khiến Amprophophallus titanium còn có tên gọi là “cây hoa tử thi”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Đăng ngày: 20/04/2025
Bộ lạc cho phụ nữ

Bộ lạc cho phụ nữ "quan hệ" thoải mái trước khi lấy chồng

Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc du mục Tuareg đã đi khắp sa mạc Sahara, sống rải rác từ Libya cho đến Algeria, Niger và Mali của châu Phi, theo trang Every Culture.

Đăng ngày: 20/04/2025
Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Đăng ngày: 19/04/2025
Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc

Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc

Hiện tượng phản xạ toàn phần là nguyên nhân gây ra ảo ảnh nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng nóng.

Đăng ngày: 19/04/2025
Những loài vật tượng trưng may mắn trong văn hóa thế giới

Những loài vật tượng trưng may mắn trong văn hóa thế giới

Mời bạn đọc cùng điểm qua một số loài tiêu biểu trong danh sách những loại động vật mang lại phúc lành.

Đăng ngày: 19/04/2025
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại

Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News