Những bí ẩn về khuôn mặt con người
Các nhà khoa học tin rằng họ đã hiểu được một cách chính xác cách mà chúng ta nhận biết được một khuôn mặt khi nhìn thấy nó. Các chuyên gia đã biết rằng có cái gì đó đặc biệt về mặt người thu hút chúng ta phải nhìn chúng, ngay cả sau khi đứa bé chào đời được chỉ vài giờ.
- Nguyên nhân khiến khuôn mặt con người không ai giống ai
- Bí ẩn xu hướng "lệch bên trái" mà con người không nhận ra
Khám phá bí ẩn về khuôn mặt con người
Một vùng não bộ gọi là vùng mặt hình thoi (FFA) được xác định chính xác là chiếc chìa khóa. Để tìm hiểu những gì xảy ra trong não, êkíp khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts đã yêu cầu những người tình nguyện tham gia vào một cuộc thí nghiệm. Họ yêu cầu những người tình nguyện xem các bức ảnh nhiều mặt người khác nhau và các bức ảnh về một vật thể bất động - một căn nhà.
Sau đó người ta dùng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để quét não bộ của những người tình nguyện. Một vài khuôn mặt được cho xem là hoàn toàn bình thường, trong khi các khuôn mặt khác có các đường nét cách xa khác nhau hoặc có các đường nét được thay thế bởi các đường nét của các khuôn mặt khác, như là cái mũi hay cái miệng khác. Tương tự, các ảnh về các căn nhà cũng được thao tác theo cùng một cách như thế - các cửa sổ hay cửa cái cách xa khác nhau.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để quét não bộ. (Ảnh: fmrib)
Từ những thí nghiệm này, Galit Yovel và Nancy Kanwisher có thể xác định rằng chính FFA đã tạo ra thông tin thị giác. FFA không hoạt động khi những người tình nguyện xem các ảnh về các căn nhà. Như thế tức là FFA thực sự chỉ xử lý các khuôn mặt người. Theo các nhà khoa học, chính khuôn mặt là một tổng thể duy nhất được nhận biết, hơn là các đặc điểm cá nhân hoặc là khoảng cách tương đối của các đặc điểm này. Điều này đi ngược lại với những gì mà một số nhà nghiên cứu tin tưởng trước đây.
Tiến sĩ Gunter Loffler ở trường đại học Glasgow, người đã tiến hành thí nghiệm tương tự, nói: “Đó là một nghiên cứu thú vị. Đã từng có một số tranh luận về FFA trong quá khứ. Nghiên cứu này cho thấy chính khuôn mặt kích hoạt vùng FFA, và vị trí của các đặc điểm khác nhau hoặc các đặc điểm được tráo đổi hay thêm vào đều không thành vấn đề."
Tuy nhiên, theo Loffler, khoa học cần có nhiều nghiên cứu thêm nữa để xác định điều này. Khám phá này đặc biệt quan trọng trong việc chữa trị cho những người bị thương tổn não, như là bị sốc. Loffler nói tiếp: “Tôi không ngạc nhiên trước việc con người có một vùng não đặc thù cho sự nhận biết khuôn mặt. Ngay đến những đứa trẻ mới chào đời được vài giờ cũng sẽ nhìn chằm chằm vào mặt mẹ chúng hơn những thứ khác. Đó là kỹ năng quan trọng cho các mối tương tác trong xã hội.”
Khuôn mặt có thể mở được các cánh cửa như thế nào?
Ngày nay, sự nhận biết mặt người trong sinh trắc học đã trở thành hiện thực. Mặc dù còn có nhiều tranh luận quanh vấn đề này, nhưng công nghệ mới này đã được dự đoán trở thành một phần trong đời sống thường ngày. Một vài nghiệp đoàn đã cho quét ảnh các nhân viên của họ nơi cửa kiểm soát ra vào hoặc để xử lý các thẻ đánh cắp để gian lận. Người ta cũng cho rằng công nghệ mới này là sự đột phá rất vĩ đại sau công nghệ ADN.
Hãng Aurora, nơi phát triển phần mềm 3 chiều, tuyên bố công nghệ mới này đủ tinh xảo để phân biệt được giữa hai người song sinh giống nhau. Tiến trình nhận diện khuôn mặt diễn ra chỉ trong vài phút. Một camera sử dụng tia hồng ngoại dựng mạng lưới ảo khuôn mặt một người 16 lần. Sau đó các mạng này được trộn vào một mẫu duy nhất và kích thước các đường nét được tính toán. Máy rút tiền cũng ứng dụng công nghệ nhận mặt người này để phục vụ các khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều người phê bình rằng các test mặt người này cũng bị tác động bởi ánh sáng bố trí và biểu hiện của khuôn mặt. Hãng Aurora tuyên bố phần mềm của họ loại bỏ được những cái được gọi là sai lầm này: “Chúng tôi không thể nói nó hoạt động đúng 100%, nhưng các thử nghiệm của chúng tôi cho thấy không có sai sót nào. Công nghệ nhận mặt người 3 chiều là bước tiến quan trọng cho cửa kiểm soát ra vào”.
Barry Hugill, người phát ngôn của Hãng Aurore, nói: “Quan điểm của chúng tôi về sinh trắc học là trung lập. Nó là một dạng khác của phương pháp nhận diện và nó không khác với chụp ảnh hay lấy dấu tay truyền thống”. Có lẽ phải mất một thời gian dài nữa cảnh sát mới có thể ứng dụng công nghệ 3 chiều này. Sự sử dụng các hình ảnh sẽ nhanh chóng trở thành khoa học toà án thứ 3 song song với lấy dấu tay và DNA. Mặc dù công nghệ mới này đi vào trí tưởng tượng của nghành cảnh sát còn chậm chạp, nhưng nó đã chinh phục được đông đảo công chúng. Và có lẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi khuôn mặt chúng ta được “lập trình” trong đời sống thường ngày.
Khuôn mặt tương lai
Khi Nicolas Cage và John Travolta tráo đổi khuôn mặt của nhau trong cuốn phim hành động Face-off của Hollywood, khán giả nghĩ rằng họ đang xem điều tưởng tượng gượng gạo. Nhưng các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện các ca cấy ghép mặt trên xác người chết hiến tặng cho nghiên cứu y khoa. Ngày nay, họ đang chờ sự chấp thuận để làm công việc tương tự trên người sống với khuôn mặt bị biến dạng.
Một cuộc triển lãm có tên gọi Future Face do Bảo tàng khoa học London tổ chức vào đầu tháng 10/2004 đã đặt ra nhiều vấn đề về công nghệ này đối với xã hội. Liệu rằng trong tương lai con người có thể tự chọn loại khuôn mặt cho mình không? Có lẽ trong tương lai không xa, con người có thể “tái thiết” toàn bộ khuôn mặt của mình.
Tại Anh, các nhà khoa học đã phát triển một dụng cụ quét 3 chiều cho phép bác sĩ phẫu thuật thử nghiệm trên các khuôn mặt mà không cần phải sờ đến chúng. Nó sẽ quét khuôn mặt bệnh nhân và sắp xếp hơn 50.000 tọa độ với mức chính xác khoảng nửa milimét. Dụng cụ này có thể trở thành model 3 chiều để tìm ra các sai sót mà chọn những thay đổi tốt nhất, nhưng nó không thể “tái thiết” được toàn bộ khuôn mặt.
Quản lý chương trình triển lãm Future Face là nữ giáo sư Sandra Kemp, Giám đốc nghiên cứu ở Học viện Nghệ thuật hoàng gia và một viện sĩ hàng đầu về văn hoá ảo. Bà nói: “Chúng tôi hy vọng cuộc triển lãm này sẽ khiến mọi người suy ngẫm. Nhiều người sẽ không phải có các album ảnh khó chịu nữa. Các ảnh của họ được kỹ thuật số trợ giúp và chúng có thể được trau chuốt bằng phần mềm Photoshop”.
Giáo sư Kemp tỏ ý lo ngại về sự phổ biến những hình ảnh được nâng cao bằng kỹ thuật số sẽ khiến con người đánh mất đi những đường nét tạo cho khuôn mặt mang tính duy nhất. Nhưng hậu quả rộng lớn hơn nữa mới là đáng kể. Cuộc triển lãm Future Face muốn cảnh báo rằng các hành vi biến đổi khuôn mặt có thể có tác động rất to lớn đến sự nhận thức của chúng ta về cá tính con người qua diện mạo.
Phẫu thuật tạo hình chẳng phải là hiện tượng mới mẻ gì. Ngay từ thời xa xưa con người đã biết tạo hình chiếc mũi bằng một mẩu da gò má hay da vùng trán. Nhưng đó là những gì đã xảy ra trong quá khứ một cách rõ ràng, còn trong tương lai chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi hơn những câu trả lời.