Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Lacewing Portrait: ảnh của Igor Siwanowicz, Viện Max Planck của Neurobiology/Nikon Small World.

Được phóng đại 20 lần, hai bên hàm dưới của con ấu trùng nhìn khá dữ tợn. Bức ảnh đã chiến thắng tại cuộc thi Small World Microphotography Competition năm 2011.

Việc mô tả những bộ phận rất nhỏ bé của côn trùng bắt đầu từ khi tay của Igor Siwanowicz bị chúng cắn, thôi thúc nhà nhiếp ảnh này và nhà sinh học khác đưa con côn trùng mà ông giữ trong túi mình vào ống nghiệm.

Trở lại phòng thí nghiệm, tại Madison, Wisconsin, Siwanowicz cẩn thận ghim và nhuộm màu con Lacewing đã chết cho công việc chụp ảnh của mình, đó là nhiệm vụ không hề đơn giản, như chiều dài phần đầu chỉ có 1.3 milimet.

Nghệ thuật của tôi gây ra bất hòa cho người xem, sự mâu thuẫn giữa nhận thức về sự xấu xí của 1 loài côn trùng với vẻ đẹp bên trong nó”, ông phát biểu.

Được tài trợ bởi Nikon, cuộc thi Small World tôn vinh những hình ảnh được chụp bởi kính hiển vi ánh sang đã “thành công trong việc giới thiệu sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật khoa học và nghệ thuật”.

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Lá cỏ: ảnh của Donna Stolz, Đại học Pittsburgh/Nikon Small World.

Những sợi siêu nhỏ trong chiếc lá cỏ lớn được mở rộng 200 lần trong một microphoto huỳnh quan, đã khiến Donna Stolz đến từ Đại học Pittsburgh giành được vị trí thứ hai của cuộc thi.

Bức ảnh này là một trong 92 ảnh chiến thắng tại cuộc thi ảnh chụp từ kính hiển vi năm nay, các ứng cử viên đến từ 70 quốc gia.

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Tảo: ảnh của Frank Fox, Đại học Trier/Nikon Small World.

Một mẫu vật sống của loài tảo Melosira moniliformis (bên phải) được phóng đại 320 lần trong microphoto bởi Frank Fox, Đại học Trier, Đức.

Top những bức ảnh trong cuộc thi Ảnh chụp từ kính hiển vi Nikon Small World 2011 sẽ được trưng bày trong một bộ lịch đầy màu sắc và trong một bảo tang du lịch tại Mỹ.

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Vị trí thứ tư: Cây địa y: ảnh của Robin Young, Đại học British Columbia/Nikon Small World.

Chúng có thể nhìn giống bàn chân con thằn lằn, nhưng các mô hình đầy màu sắc này là từ một nhánh của dây hoa liverwort - một loài thực vật. Robin Young đã phóng đại liverwort lên 20 lần để giành được giải thưởng cho bức ảnh này.

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Bề mặt Microchip: ảnh của Alfred Pasieka. Nikon Small World

Nhìn giống như một mê cung, hình ảnh 3D này là bề mặt của Microchip được phóng đại 500 lần bởi một người Đức, có tên Alfred Pasieka. Như trong năm qua, một bảng điều khiển của các nhà báo và nhà khoa học đã giành chiến thắng tại Small World 2011.

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Vết nứt của lớp màng trên tế bào năng lượng mặt trời: ảnh của Dennis Callahan, Học viện Công nghệ California/Nikon Small World.

Vết nứt này được phóng đại 50 lần, các tế bào năng lượng mặt trời trở thành nghệ thuật trừu tượng trong bức ảnh xếp vị trí thứ 6, thực hiện bởi Dennis Callahan từ Học viện Công nghệ California. Lớp màng chứa Gali-Asen, một hỗn hợp của nguyên tố Gali và Asen tạo thành chất bán dẫn trong các tế bào năng lượng mặttrời.

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Cấu trúc dây thần kinh của chuột: ảnh của Gabriel Luna, U.C.Santa Barbara/Nikon Small World.

Hình ảnh được phóng đại 40 lần cùng với một kính hiển vi quét laze, thể hiện mạng lưới phức tạp của những dây thần kinh trong võng mạc .

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Granulit đầy màu sắc: ảnh của Bernardo Cesare, Đại học Padova/Nikon Small World.

Một bức hình với những nét táo bạo, màu sắc sống động của graphitxengranulit, một loại đá biến dạng gồm chủ yếu là fenspat và thạch anh. Bernardo Cesare của Padova, đã phóng đại viên đá- sưu tập được từ Kerala, Ấn Độ lên 2,5 lần và giành vị trí thứ 8 của cuộc thi.

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Marine Copepod: ảnh của Jan Michels, Đại học Kiel/Nikon Small World.

Đây là một loài giáp xác nhỏ ở biển, là một trong những loài phổ biến nhất trong thế giới sinh vật đa bào dưới đại dương. Jan Michels, Đại học Kiel ở Đức đã chụp phần bụng và phóng đại lên 10 lần.

Những bức ảnh Micro đẹp nhất năm 2011
Bọ chét nước: ảnh của Joan Röhl, Học viện Sinh hóa và Sinh học/Nikon Small World

Được phóng đại 100 lần, các hoạt động bên trong của một con bọ chét nước ngọt (chiều dài ước chừng 5 milimet, khoảng 0.2 inch) xuất hiện trong bức tranh của Joan Röhl người Đức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Nào ta cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh về Tết Trung thu xưa để thấy được những phai nhạt đã loang dần theo năm tháng của những phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.

Đăng ngày: 12/09/2019
Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Hà Nội đang rơi vào những ngày cao điểm nắng nóng. Cái nắng khủng khiếp ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của mọi người dân.

Đăng ngày: 05/07/2018
Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng những bức ảnh quý báu của sứ mệnh Apollo 12, sứ mệnh vũ trụ đưa con người lên Mặt Trăng và chụp những bức ảnh khó tin, vừa được NASA công bố.

Đăng ngày: 01/06/2018
Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những hình ảnh này được chụp bởi Felice Beato đến từ Ý. Ông là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên được phép bước chân đến Nhật Bản trong giai đoạn nước này bắt đầu mở cửa.

Đăng ngày: 25/05/2018
Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Dinh Thượng Thơ do người Pháp xây vào năm 1860 là một công trình kiến trúc cổ, hiện nằm ở số 59-61, đường Lý Tự Trọng, quận 1.

Đăng ngày: 23/05/2018
Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Patagonia nằm giữa Argentina và Chile ở cực nam của Nam Mỹ. Nơi đây được coi là điểm tận cùng của Trái đất.

Đăng ngày: 27/04/2018

"Lạc lối" giữa rừng bướm ở vườn quốc gia Cúc Phương

Cuối tháng 4 đến tháng 5, từng đàn bướm tại vườn quốc gia Cúc Phương bừng tỉnh giấc, bay ra khỏi tán cây rừng để sưởi nắng, tạo nên khung cảnh huyền ảo như trong truyện cổ tích.

Đăng ngày: 27/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News