Những cách giúp hạn chế việc đạp nhầm chân ga trên ôtô

Chân ga và chân phanh trên ôtô đặt cạnh nhau nên không khó xảy ra tình trạng đạp nhầm, dễ dẫn tới tai nạn giao thông.

Đạp nhầm chân ga - cụm từ được nhắc đến khá phổ biến khi nói về việc lái xe số tự động. Bàn đạp ga và phanh trên ôtô được đặt cạnh nhau nên việc nhầm lẫn giữa 2 bàn đạp này là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến tài xế dễ xảy ra nguy cơ đạp nhầm chân ga. Hạn chế và thay đổi những việc này sẽ giúp việc lái xe trở nên an toàn hơn cho bản thân và những người xung quanh.

Thiếu tập trung khi lái xe

Đặc thù đường sá Việt Nam có nhiều xe máy và hầu hết di chuyển chung làn với ôtô, trừ một số tuyến đường lớn có bảng phân làn. Những hành động như chạy cắt đầu ôtô để rẽ hay chuyển làn diễn ra khá thường xuyên, việc thiếu tập trung có thể khiến lái xe bị bất ngờ và xử lý sai khiến cho tình trạng này dễ xảy ra.

Trong quá trình điều khiển phương tiện, người lái cần giữ bình tĩnh và tránh làm những việc khác như dùng điện thoại di động, với tay ra phía sau lấy đồ... Mất tập trung chỉ trong vài giây ngắn cũng có thể gây ra tai nạn giao thông.

Những cách giúp hạn chế việc đạp nhầm chân ga trên ôtô
Không sử dụng điện thoại hay làm việc riêng khi lái xe.

Luôn quan sát xung quanh để kịp thời phán đoán tình huống. Nếu có thể, hãy nhường đường cho các phương tiện khác kể cả khi bạn đang đi đúng luật. Khi đã xảy ra tai nạn dù đúng hay sai thì bạn cũng mất nhiều thời gian hơn để xử lý, phương tiện cũng bị ảnh hưởng.

Cố gắng chạy xe thoải mái, điều khiển xe trong tình trạng quá căng thẳng cũng khiến cho việc xử lý tình huống trở nên khó khăn hơn. Nếu cảm thấy đoạn đường quá đông và khả năng điều khiển của bản thân chưa đủ tốt, cách tốt nhất là tìm kiếm cung đường khác an toàn hơn để di chuyển.

Đặt chân sai tư thế

Điều khiển xe số tự động bằng một chân mà điều mà bất kỳ ai cũng được dạy khi học lấy bằng lái, tuy nhiên cách để chân như thế nào để thoải mái và an toàn thì không phải ai cũng biết.

Đặt phần gót chân ở vị trí bàn đạp phanh, sau đó thử đạp hết hành trình bàn đạp phanh xem có thoải mái hay chưa. Nếu chưa hãy điều chỉnh vị trí ghế lái, một số dòng xe cao cấp có thể điều chỉnh được vị trí bàn đạp phanh và ga.

Những cách giúp hạn chế việc đạp nhầm chân ga trên ôtô
Đặt chân đúng cách giúp kiểm soát xe tốt hơn.

Trong quá trình điều khiển phương tiện, phần gót chân phải luôn được giữ cố định ở phía bàn đạp phanh. Người lái chỉ cần xoay phần bàn chân qua phía bàn đạp ga để tăng tốc.

Tư thế này chắc chắn khiến cho việc đạp ga không thể thoải mái như việc đạp phanh. Tuy nhiên giúp cho hành động đạp phanh trong những tình huống khẩn cấp mạnh và nhanh hơn.

Đặt chân lên phanh khi chạy trớn

Khi không sử dụng bàn đạp ga, người lái cần cho chân về phía bàn đạp phanh kể cả khi chưa sử dụng phanh. Hầu hết người lái mời không có kinh nghiệm thường gặp phải lỗi này do quá căng thẳng khi điều khiển xe.

Chuyển sẵn chân về bàn đạp phanh giúp lái xe kiểm soát được phương tiện tốt hơn khi bị xe khác cắt đầu đột ngột hay chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ phía trước. Ngoài ra cũng giúp rút ngắn thời gian từ lúc phát hiện nguy hiểm đến khi đạp phanh.

Những cách giúp hạn chế việc đạp nhầm chân ga trên ôtô
Chuyển sẵn chân về bàn đạp phanh giúp lái xe kiểm soát được phương tiện tốt hơn.

Ôtô số tự động khi không đạp phanh đã có thể di chuyển về phía trước, vì thế trong những tình huống di chuyển ở tốc độ chậm, việc đạp ga là điều không cần thiết.

Chọn giày, dép không phù hợp

Không ít vụ tai nạn xảy ra do người điều khiển phương tiện mang giày, dép không phù hợp, điển hình là sử dụng giày cao gót để lái xe. Dù chưa có quy định về loại giày, dép được mang khi lái xe, tuy nhiên người dùng cũng cần lưu ý.

Nên lựa chọn loại giày, dép với phần đế có mặt tiếp xúc rộng và không quá cứng. Điều này giúp người lái dễ dàng cảm nhận được lực đạp phanh cũng như đạp ga.

Đối với phụ nữ nếu vẫn muốn sử dụng giày cao gót để phù hợp với quần áo, nên chuẩn bị sẵn trong xe một đôi giày đế bệt và thay đổi mỗi khi bước lên xe điều khiển phương tiện.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Công ty Nhật Bản tái chế dầu ăn thành nhiên liệu máy bay sạch

Công ty Nhật Bản tái chế dầu ăn thành nhiên liệu máy bay sạch

Công ty Food & Life Companies và các đối tác mong muốn thúc đẩy sử dụng dầu ăn tái chế để sản xuất SAF, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây rủi ro cho hoạt động kinh doanh.

Đăng ngày: 07/04/2023
Thứ người Việt ngồi ăn vỉa hè xong vứt đi, một startup chế thành loại sản phẩm

Thứ người Việt ngồi ăn vỉa hè xong vứt đi, một startup chế thành loại sản phẩm "độc" bán đắt hàng

Theo nghiên cứu đã được công bố của một nhóm nhà khoa học Đức, hạt hướng dương ngoài việc làm “vui miệng” giờ đây có thể sử dụng phế phẩm để tạo ra một loại vật liệu góp phần thay thế nhựa.

Đăng ngày: 04/04/2023
Cách gỡ keo 502 ra khỏi tay cực đơn giản

Cách gỡ keo 502 ra khỏi tay cực đơn giản

Bạn có thể dùng cồn, nước ấm hoặc dầu gió... để gỡ keo 502 khỏi tay dễ dàng.

Đăng ngày: 03/04/2023
Singapore sử dụng vỏ trái cây để xử lý và tái chế pin thải loại

Singapore sử dụng vỏ trái cây để xử lý và tái chế pin thải loại

Sáng kiến sử dụng vỏ trái cây để xử lý pin thải loại, do các nhà nghiên cứu Đại học Công nghệ Nanyang phát triển, có thể mở rộng để giảm cả chất thải thực phẩm (vỏ trái cây) và chất thải điện tử.

Đăng ngày: 31/03/2023
Top 6 cách diệt côn trùng không cần sử dụng hóa chất

Top 6 cách diệt côn trùng không cần sử dụng hóa chất

Những cách làm đơn giản này mang tới hiệu quả lớn khi đuổi hết côn trùng ra khỏi ngôi nhà của bạn.

Đăng ngày: 31/03/2023
Cảm biến quang phổ dự báo chính xác thời gian thu hoạch trái cây

Cảm biến quang phổ dự báo chính xác thời gian thu hoạch trái cây

Công nghệ phân tích các dải quang phổ từ đèn phản xạ ánh sáng qua vỏ giúp nhận biết thời gian thu hoạch nông sản tốt nhất, được phát triển bởi các nhà khoa học Bỉ.

Đăng ngày: 30/03/2023
Giải pháp sản xuất lương thực trung hòa carbon

Giải pháp sản xuất lương thực trung hòa carbon

Trung Quốc đang phối hợp với các nhà nghiên cứu từ Mỹ và Đức để phát triển một hệ thống sản xuất giúp giảm khí thải carbon trong nông nghiệp.

Đăng ngày: 28/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News