Những cách tự nhiên chữa móng chân mọc lệch đâm vào da thịt
Móng mọc đâm khóe khá phổ biến, xảy ra khi góc của móng chân mọc lệch và đâm vào da thịt mềm.Tình trạng này gây đau đớn nếu không được xử lý.
Ngâm chân với muối Epsom: Ngâm chân vào nước ấm với muối Epsom sẽ giúp bạn giảm bớt đau nhức. Ngoài ra, móng chân sẽ mềm hơn và dễ cắt hơn sau đó.
Sử dụng giấm táo: Giấm táo được biết đến với chất khử trùng và chất chống viêm. Nó sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm sưng nhanh chóng. Ngâm một miếng bông trong giấm táo rồi đặt lên ngón chân và giữ nó như thế trong vài giờ để có hiệu quả tốt nhất.
Bột nghệ: Bột nghệ có chất chống viêm và giảm đau, vì vậy nó sẽ làm giảm sưng và đau do móng chân mọc lệch. Trộn 1/2 muỗng cà phê bột nghệ với 1/2 muỗng canh dầu mù tạt. Bôi hỗn hợp này lên ngón chân bị đau và giữ nó trong khoảng một giờ. Lặp lại quy trình 2-3 lần mỗi ngày.
Nước cốt chanh và mật ong: Chanh và mật ong có tác dụng kháng khuẩn tuyệt vời trên da. Chúng sẽ chống lại sự nhiễm trùng có thể xảy ra ở ngón chân bị thương. Chấm một giọt nước cốt chanh và một ít mật ong lên ngón chân. Che lại bằng băng ý tế và để nó qua đêm. Lặp lại quy trình mỗi tối cho đến khi ngón chân trở nên tốt hơn.
Giữ móng bằng bông: Để giữ móng chân của bạn nâng lên một chút, hãy đặt một miếng bông nhỏ bên dưới. Cố gắng thay đổi bông thường xuyên, đặc biệt là sau khi ngâm trong bồn ngâm chân. Làm cách này cho đến khi khóe chân bị thương lành lại.
Nhấc móng bằng chỉ nha khoa: Điều này làm dễ dàng hơn sau khi ngâm chân, làm cho da và móng mềm hơn. Cẩn thận nhấc mép móng chân mọc lệch bằng một sợi chỉ nha khoa sạch. Lặp lại quy trình này mỗi lần sau khi ngâm chân.
Cắt móng chân một cách chính xác: Để ngăn chặn móng chân mọc ngược xuất hiện trở lại, hãy tìm hiểu cách cắt móng đúng cách. Luôn bắt đầu cắt tỉa ở các cạnh, chứ không phải ở phần giữa. Tránh các cạnh sắc nhọn. Đừng cắt móng quá ngắn, vì chúng có thể đào sâu vào da của bạn khi chúng tiếp tục phát triển. Cắt móng chân 2-3 tuần một lần.
Mang giày, dép thoải mái: Chọn gày và dép hở mũi để mang lại sự thoải mái cho ngón chân của bạn. Trên thực tế, giày quá chặt sẽ gây khó chịu và là một trong những lý do khiến móng chân mọc lệch và đâm vào da ngay từ đầu. Giày cao gót cũng không phải là một lựa chọn tốt vì chúng tạo thêm áp lực cho các ngón chân.
Đi khám bác sĩ: Nếu các biện pháp trên không giúp ngón chân của bạn tốt hơn trong 2-3 ngày, hãy đi khám bác sĩ. Họ có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi tại chỗ.

Tổng quan về bệnh dại với các con số thực tế ở Việt Nam
Chúng ta hãy cùng thử xem bệnh dại là gì và tác hại của nó ra sao, cùng với đó là khuyến cáo chính thức từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Bạn biết về về hội chứng trầm cảm cười?
"Trầm cảm cười" là hội chứng trầm cảm có những biểu hiện khá dễ dàng để nhận biết và thường gặp phải ở nhiều người trẻ.

Tìm hiểu về bệnh rối loạn phân ly tập thể
Rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỷ lệ người mắc các rối loạn này chiếm 0,3-0,5% dân số.

Trầm cảm sau sinh – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng chữa
Phụ nữ được tạo hóa ban cho thiên chức làm mẹ, điều đó thật thiêng liêng và đáng tự hào đối với nữ giới chúng ta. Nhưng kèm theo thiên chức đó là những bệnh lý gặp phải liên quan đến thời kỳ sinh đẻ.

Suy gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Suy gan là một tình trạng nguy kịch cho tính mạng cần được chăm sóc y tế kịp thời. Thông thường, suy gan diễn ra từ từ và qua nhiều năm trời. Tuy nhiên, một tình trạng hiếm gặp hơn được biết đến với tên gọi suy gan cấp tính diễn ra nhanh chóng (có thể chỉ trong khoảng 48 giờ) và khó chẩn đoán được ngay từ lần đầu tiên.

Những điều "không thể không biết" về bệnh đau mắt đỏ
Căn bệnh đau mắt đỏ đáng ghét lây lan do đâu nhỉ? Cùng xem infographic dưới đây để biết rõ hơn về bệnh đau mắt đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhé.
