Móng tay dài ra như thế nào?
"Móng tay lại dài rồi, mau đi cắt đi", khi còn nhỏ, chúng ta thường nghe mẹ giục giã như vậy. Lúc đó, có hai việc phiền toái nhất đối với chúng ta chính là cắt tóc và cắt móng tay. Không biết bạn có nghĩ như vậy không? Bạn đã bao giờ thử hỏi móng tay mọc dài ra như thế nào không?
Móng tay cũng giống như tóc, cũng mọc dài liên tục. Chỉ có điều tốc độ mọc dài của móng tay chậm hơn, chỉ bằng khoảng 1/3 tốc độ mọc của tóc. Mỗi ngày nó mọc dài thêm khoảng 0,1 mm. Vì thế, bạn dường như không cảm thấy được sự thay đổi của nó. Nhưng để một thời gian lâu, bạn có thể nhận ra. Tại vị trí của mỗi móng tay đều có một điểm gọi là gốc móng. Đó chính là công xưởng sản xuất móng tay.
Móng tay là do một loại chất protein sừng cứng tạo thành. Loại protein này được hình thành từ tế bào biểu bì. Bởi vì, tế bào biểu bì từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi luôn có sự sinh trưởng. Chất protein sừng móng tay cũng như vậy. Do đó, móng tay mọc dài không ngừng.
Tốc độ dài của móng tay không phải không bao giờ thay đổi mà nó còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như tuổi tác, thời tiết, sức khỏe v.v...
Móng tay cũng giống như tóc, cũng mọc dài liên tục.
Người ở độ tuổi khác nhau thì độ mọc của móng tay cũng khác nhau. Thông thường mà nói, tốc độ mọc của móng tay ở tuổi thiếu niên, nhi đồng là nhanh nhất, người trưởng thành ở vị trí thứ hai và người già có tốc độ chậm nhất. Điều này có liên quan đến vấn đề thay cũ đổi mới của cơ thể con người.
Dường như vào mùa hè chúng ta phải cắt tóc, cắt móng tay nhiều hơn vào mùa đông. Thực tế đúng như vậy. Vào mùa đông, tốc độ thay cũ đổi mới của cơ thể chậm hơn so với mùa hè.
Ngoài ra, vai trò của sức khỏe được thế hiện rất rõ ràng. Với một người khỏe mạnh, khả năng tổng hợp chất protein sừng của tế bào biểu bì rõ ràng cao hơn so với người bị bệnh. Chúng ta có thể nhìn thấy từ việc quan sát móng tay.
Bạn có chú ý điểm đốm trắng hình bán nguyệt ở bên dưới móng tay không? Đó chính là phần móng tay vừa mới mọc dài ra. Nó như là một chiếc đồng hồ đánh giá tình hình sức khoẻ tốt xấu của cơ thể chúng ta. Nếu như bạn không nhìn thấy đốm trắng việc tổ hợp móng tay bị ảnh hưởng, cũng tức là tình hình sức khoẻ của bạn có vấn đề, cần phải chú ý.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tốc độ sinh trưởng của móng tay còn có liên quan đến một số thói quen. Ví dụ như người quen cắn móng tay hoặc là dùng tay và móng tay làm việc nhiều (ví dụ như thợ cắt tóc) thì tốc độ sinh trưởng của móng tay của họ tương đối nhanh bới vì móng tay của họ phải chịu sự kích thích ma sát liên tục.
Bây giờ, bạn đã hiểu móng tay dài ra như thế nào rồi chứ?