Tìm hiểu về con cá bằng sắt Lucky Fish giúp ngăn ngừa thiếu máu
Tham khảo thêm tài liệu và giải thích rõ hơn về quá trình phát triển của con cá Lucky Fish này cũng như những lợi ích mà nó mang lại.
- Chú cá thần kỳ gây sốt ở Campuchia
Con cá bằng sắt Lucky Fish giúp ngăn ngừa thiếu máu
Sau khi bài viết "Con cá bằng sắt Lucky Fish giúp ngăn ngừa thiếu máu cho người dân tại những nước nghèo, điều kiện sống còn khó khăn" được đăng tải. Một số ý kiến cho rằng liệu điều đó có đúng không, con cá bằng sắt có thể nào bổ sung chất sắt cho người, sử dụng con cá có an toàn không,… Nay xin tham khảo thêm tài liệu và giải thích rõ hơn về quá trình phát triển của con cá này cũng như những lợi ích mà nó mang lại.
"Bạn có thể có những phương pháp điều trị tốt nhất thế giới, nhưng nếu mọi người không sử dụng thì nó cũng chẳng là gì."
Bác sĩ người Canada Christopher Charles và con cá sắt Lucky Fish do ông phát triển
Nhận thấy cái dĩa sắt không thể tạo sự hấp dẫn để người dân sử dụng, nên Charles và nhóm nghiên cứu đã dùng những phôi sắt để tạo hình hoa sen. Tuy nhiên, dân làng vẫn tiếp tục từ chối hình dáng này. Sau khi tham khảo ý kiến của những vị cao niên trong làng, Charles phát hiện ra rằng hình ảnh con cá được cư dân tại đây xem như biểu tượng của may mắn, sức khỏe và sự hạnh phúc. Do đó, họ dùng phôi sắt để chế tạo ra hình dáng con cá và đã thành công.
Dân làng đã có thiện cảm hơn với sản phẩm này và sau thời gian tin dùng, con cá bằng sắt nhanh chóng làm tăng nồng độ sắt trong máu người dân và bệnh thiếu máu cũng được loại bỏ hoàn toàn.
Các thử nghiệm lâm sàng tiếp tục được thực hiện từ 9/2008 đến 2/2009 và kết quả cho thấy, nồng độ sắt trong máu của những người có dùng con cá bằng sắt đã tăng lên trong vòng ít nhất là 3 tháng.
Tuy nhiên việc tiếp tục sử dụng không làm lượng sắt trong máu tăng lên đáng kể. Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng từ cuối mùa mưa đến đầu mùa khô. Khi đó dân làng đã tích nước mưa lại để sử dụng dần trong mùa khô. Trong khu vực nghiên cứu, nhóm nhận thấy rằng các ống dẫn nước khiến cho nồng độ asen và mangan trong nước rất cao làm ảnh hưởng tới sự hiện diện của sắt, từ đó cô lập sắt không thể hấp thụ vào cơ thể qua thức ăn. Nhận thấy sự khác biệt về chất lượng nước chính là nhân tố gây nhiễu nên họ tiến hành thêm nghiên cứu thứ 2 để kiểm soát vấn đề này.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đi tới kết luận rằng so với nồng độ sắt trong máu trước khi thử nghiệm, các cá nhân có dùng con cá bằng sắt có nồng độ sắt trong máu tăng lên sau 12 tháng sử dụng và tỷ lệ thiếu máu giảm đi 43%.
Chi phí sản xuất 5 đô mỗi con. Bán ra 25 đô, 1 con thì có 3 con được tặng miễn phí cho người dân Campuchia
Vào tháng 12/2012, Tiến sĩ y sinh Gavin Armstrong tại Đại học Guelph chính thức thành lập công ty Lucky Iron Fish Project nhằm thương mại hóa con cá bằng sắt. Hãng đã tận dụng nguồn sắt phế liệu từ 1 nhà máy tại địa phương, sau đó tái chế nhằm sản xuất ra Lucky Fish.
Tiếp theo, hãng đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm tại các ngôi làng nông thôn vào tháng 10/2013 và bắt đầu chiến dịch quảng bá tại tỉnh Kandai, Campuchia vào tháng 1/2014.
Tại thời điểm năm 2011, mỗi con cá có chi phí sản xuất là khoảng 1,2 đô la Mỹ. Tới tháng 5/2014, hãng tuyên bố đã gây được số vốn hơn 690.000 đô la và sẽ sản xuất hàng loạt Lucky Fish với chi phí 4 đô la mỗi con. Sau khi nhận được 1,1 triệu đô la Mỹ từ những nhà đầu tư tư nhân, hãng đã cung cấp 11.000 con cá tới các tổ chức phi chính phủ trong 5 tháng đầu năm 2014.
Họ sẽ bán những con cá cho tất cả mọi người, có thể mua để dùng hoặc tặng cho những người khác. Ngoài ra, họ còn lập kế hoạch bán Lucky Fish tại Canada với giá 25 đô la mỗi con.
Vào 28/4/2014, hãng tuyên bố trong một thông cáo báo chí rằng đã đạt được chứng chỉ B Corporation và thành lập trụ sở tổ chức phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ.
Cách dùng: Nấu sôi 10 phút cùng với thức ăn, bỏ thêm chanh để tăng hiệu quả hấp thu sắt trong đường ruột
Mỗi con cá Lucky Fish dài 7,6 cm và nặng 200 gram. Nó được đặt vào trong nồi nấu ăn và cho thêm một ít chanh vào rồi nấu trong 10 phút cùng với 1 lít nước. Nước cốt chanh sẽ tăng cường sự hấp thụ sắt tại ruột. Con cá cũng có thể nấu kèm với cơm hoặc các món hầm nếu muốn.
Số lượng người sử dụng con cá thường xuyên đạt 92% và thậm chí, nhiều người trong số họ còn giới thiệu cho người thân, bạn bè như một biểu tượng của sự may mắn. Những miếng phôi sắt được thiết kế để có bề mặt lan tỏa chất sắt tối đa trong quá trình nấu, từ đó tối đa hóa lượng sắt đi từ con cá ra thức ăn hoặc nước uống của người dân.
Đây được xem là điểm đặc biệt của nó: khi gặp nhiệt độ cao trong đúng thời gian định trước, nó sẽ giải phóng lượng sắt đúng bằng lượng sắt cần có trong khẩu phần ăn tiêu chuẩn.
Kết quả cho thấy, trung bình những người dân có sử dụng con cá sẽ đảm bảo được 75% lượng sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày theo như khuyến cáo. Họ cho biết rằng sắt không làm thay đổi mùi vị của nước hoặc thức ăn.
Dự án hy vọng có sự cộng tác của những người trẻ tuổi tại Campuchia nhằm đẩy mạnh dự án tiếp cận tới nhiều hơn do lực lượng cư dân lớn tuổi thường có mức độ mù chữ cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn hẻo lánh.
Thắc mắc: Có thể dùng những vật khác bằng sắt để thay thế cho Lucky Fish?
Dạo qua các trang comment, mình thấy nhiều bạn thắc mắc rằng con cá bằng sắt 25 đô la (khoảng 500 nghìn đồng) là vẫn còn quá đắt so với thu nhập của nhiều người. Thú vị hơn là một số bạn còn cho rằng sao không lấy hẳn cục sắt bình thường, các mảnh sắt hay thậm chí là cây đinh để bỏ vào nồi nấu ăn.
Đầu tiên là theo nghiên cứu bên trên thì nếu các hộ gia đình dùng nồi gang, sắt để nấu thức ăn, kết hợp với ăn các loại thực phẩm giàu sắt thì có thể giảm tỷ lệ thiếu sắt, từ đó tỷ lệ thiếu máu của họ là không cao. Trong khi nhiều người nghèo tại Campuchia và những nơi khác không tiếp cận được nên mới dùng con cá Lucky Fish. Đó là trường hợp sử dụng nồi gang.
Còn bây giờ những loại sắt mua ở tiệm bình thường thậm chí là đinh sắt thì không thể đảm bảo sức khỏe.Tại sao? Ngoài sắt ra thì do đây là những sản phẩm công nghiệp nên có thể sẽ có thêm các kim loại nặng như chì, nilken, coban, asen và đây đều là những độc chất đối với cơ thể người.
Hơn nữa, thiết kế của con cá đã được tối ưu hóa để khi gặp nhiệt, lượng sắt lan tỏa ra thức ăn là đúng bằng với khuyến cáo trong chế độ dinh dưỡng nên có thể khi thay bằng hình dạng khác mà không tính toán trước thì hiệu quả sử dụng sẽ không bằng.
Đôi chút về lịch sử
Theo thống kê có khoảng 60% phụ nữ mang thai tại Campuchia bị thiếu máu do nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hụt chất sắt trong thức ăn, dẫn đến xuất huyết do sinh non và sinh sớm. Điều này làm tăng tỷ lệ xuất hiện các vấn đề về phát triển trí não ở trẻ em. Thiếu sắt được xếp vào "rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất" ở Campuchia, ảnh hưởng đến 44% dân số và làm tổn thất 70 tỷ đô la trong tổng sản phẩm quốc nội (GPD) hàng năm.
Vào tháng 5/2015, Christopher Charles vừa mới tốt nghiệp chuyên ngành khoa học y sinh tại Đại học Guelph, Canada. Khi đó, Charles đã nhận được sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) nhằm tiến hành nghiên cứu dịch tễ học tại Campuchia. Charles chọn Campuchia vì đây là quốc gia cần có những tình nguyện viên và nhà nghiên cứu để xây dựng nên một chế độ ăn uống đầy đủ chất sắt. Khi tới Campuchia, Charles làm việc ở trung tâm nghiên cứu Preak Russei và tiến hành thu thập các mẫu máu từ dân làng tại tỉnh Kandai.
Trước giờ, người ta đã biết rằng xoong chảo bằng gang là một trong những cách để bổ sung sắt vào thức ăn trong quá trình nấu. Tuy nhiên với thu nhập chưa tới 1 đô la mỗi ngày của nhiều người dân vùng nông thôn tại Campuchia thì đây thật là một món đồ xa xỉ. Thậm chí, những loại thực phẩm vốn là nguồn cung cấp chất sắt như thịt đỏ, các loại đậu chứa sắt hoặc các loại thuốc bổ sung sắt vi lượng lại càng không thể tiếp cận được.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã cung cấp những chiếc đĩa sắt cho người dân tại đây, và yêu cầu họ phải đặt chiếc dĩa tromg nồi khi đang nấu súp hoặc đun sôi nước uống. Tuy nhiên, nhiều người phụ nữ tại đây tỏ ra lưỡng lự trước yêu cầu sử dụng chiếc đĩa sắt này trong khi nấu ăn. Thậm chí nhiêu người còn cự tuyệt không sử dụng. Charles chia sẻ rằng đây chính là 1 thách thức trong việc tiếp thị xã hội.
Vài tuần trước khi hoàn thành khóa nghiên cứu và trở về Canada để hoàn thành chương trình thạc sĩ, Charles đã gọi cho thầy cố vấn là Tiến sĩ Alastair Summerlee để xin hoãn lại. Thầy Summerlee cũng khuyên Charles nên tập trung vào dự án nghiên cứu thiếu máu và không ngờ, đây cũng chính là đề tài bảo vệ tiến sĩ của Charles.