Tìm hiểu về bình minh và hoàng hôn

Bình minh và hoàng hôn là hai khoảnh khắc ngẳn ngủi nhưng cũng thật đẹp trong 1 ngày. Thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này và sự khác biệt giữa chúng là gì? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những khái niệm đơn giản và dễ hiểu nhất về bình minh và hoàng hôn, mời các bạn cùng xem.

Bình minh là gì?

Bình minh hay (rạng đông) xảy ra trước khi Mặt Trời mọc. Nó được ghi nhận với sự hiện diện của các tia sáng yếu ớt từ Mặt Trời, trong khi Mặt Trời vẫn còn nằm dưới đường chân trời.

Tìm hiểu về bình minh và hoàng hôn
Bình minh tại Cửa Lò, Việt Nam.

Phân loại

  • Rạng đông thiên văn: Là khoảng thời gian được tính từ thời điểm mà ngay sau đó bầu trời không còn hoàn toàn tối, được định nghĩa chính thức như là từ thời điểm mà Mặt Trời ở vị trí 18 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho tới khi Mặt Trời mọc. Nó gần trùng với khái niệmastronomical dawn của Hoa Kỳ.
  • Rạng đông hàng hải: Là khoảng thời gian được tính từ thời điểm mà kể từ đó có đủ lượng ánh sáng từ Mặt Trời ở phía chân trời và một số vật thể có thể phân biệt được, được định nghĩa chính thức như là từ thời điểm mà Mặt Trời ở vị trí 12 độ phía dưới đường chân trời về buổi sángcho tới khi Mặt Trời mọc. Nó gần trùng với khái niệm nautical dawn của Hoa Kỳ.
  • Rạng đông dân dụng: Là khoảng thời gian được tính từ thời điểm mà kể từ đó có đủ lượng ánh sáng từ Mặt Trời để có thể phân biệt được một số vật thể và một số hoạt động ngoài trời có thể bắt đầu mà không cần ánh sáng nhân tạo, được định nghĩa chính thức như là từ thời điểm mà Mặt Trời ở vị trí 6 độ phía dưới đường chân trời về buổi sáng cho tới khi Mặt Trời mọc. Nó gần trùng với khái niệm civil dawn của Hoa Kỳ.

Rạng đông không nên nhầm lẫn với thời điểm Mặt Trời mọc, là thời điểm khi rìa phía trên của Mặt Trời xuất hiện ở phía trên đường chân trời.

Hoàng hôn là gì?

Tìm hiểu về bình minh và hoàng hôn
Một cảnh hoàng hôn.

Hoàng hôn hay còn gọi là chiều tà, nhá nhem, chạng vạng, nhá nhem tối, tối nhọ mặt người... là các cụm từ để chỉ một khoảng thời gian kể từ ngay sau khi Mặt Trời lặn cho tới khi trời tối hẳn (buổi tối). Nó là khái niệm gắn liền với vị trí biểu kiến của Mặt Trời ở phía dưới đường chân trời.

Phân loại

  • Hoàng hôn thiên văn là thời gian khi Mặt Trời nằm trong khoảng từ 12 tới 18 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều-tối. Vào thời gian này, Mặt Trời không còn rọi sáng lên bầu trời được nữa và như thế nó không thể gây nhiễu cho các quan sát thiên văn.
  • Hoàng hôn hàng hải là thời gian khi Mặt Trời nằm trong khoảng từ 6 tới 12 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều-tối. Vào thời gian này, các vật thể không còn có thể phân biệt được nữa, đường chân trời cũng không còn nhìn thấy được bằng mắt thường.
  • Hoàng hôn dân dụng là khoảng thời gian mà Mặt Trời nằm từ 0 tới 6 độ phía dưới đường chân trời vào buổi chiều-tối. Vào thời gian này các vật thể còn có thể phân biệt được và một số ngôi sao (các định tinh và một số hành tinh của hệ Mặt Trời) đã xuất hiện trên bầu trời, có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi trời quang mây.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình minh trên mọi miền tổ quốc

Ngắm bộ ảnh hoàng hôn – bình minh siêu đẹp trên toàn thế giới

12 điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất hành tinh

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News