Những công cụ dùng để đo sức mạnh bão nhiệt đới

Để đo cường độ bão, các cơ quan khí tượng cần nhiều công cụ chuyên dụng như vệ tinh, radar, phao hay máy bay trinh sát.

Khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 9 hàng năm là đỉnh điểm xuất hiện các cơn bão nhiệt đới ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Để thu thập dữ liệu liên quan đến bão, các nhà khí tượng học phải cần đến nhiều thiết bị chuyên dụng. Dưới đây là những công cụ thường được các cơ quan khí tượng uy tín trên thế giới sử dụng để đo cường độ bão, theo Sciencing.

Vệ tinh nhân tạo


Vệ tinh thời tiết của NASA. (Ảnh: Inverse).

Năm 1973, nhà khí tượng học người Mỹ Vernon Dvorak đã phát triển một phương pháp ước lượng cường độ bão bằng cách so sánh hình ảnh vệ tinh với những đặc điểm vật lý của cơn bão. Phương pháp này đã trở thành cơ sở cho các mô hình dự báo bão trên thế giới.

Ngày nay, vệ tinh khí tượng đóng vai trò không thể thiếu trong việc theo dõi và đo sức mạnh bão nhiệt đới. Các vệ tinh được trang bị máy ảnh và cảm biến hồng ngoại giúp chuyên gia thu thập dữ liệu bão từ không gian như phạm vi, cấu trúc mây hay sự khác biệt nhiệt độ trong các cơn bão.

Máy bay trinh sát và máy dò rơi tự do


Máy bay trinh sát thả máy dò rơi tự do xuống cơn bão. (Ảnh: NASA).

Máy bay trinh sát được sử dụng để đo tốc độ gió, áp suất khí quyển và kiểm tra bề mặt đại dương một cách trực quan. Chúng thường di chuyển ở độ cao khoảng 3.000 mét và tính toán tốc độ gió ở độ cao 10 mét so với mực nước biển nhờ các máy dò rơi tự do (dropsonde).

Máy dò có gắn dù sẽ được thả vào trong cơn bão từ máy bay. Trong quá trình rơi, thiết bị có thể đo tốc độ gió, hướng gió, chiều cao cơn bão, nhiệt độ và áp suất không khí... nhờ được trang bị hệ thống cảm biến và bộ thu GPS.

Radar và phao

Radar và phao là những phương tiện hữu ích để theo dõi bão từ phía dưới. Radar thời tiết trên đất liền sẽ phát huy tác dụng khi bão cách bờ biển vài trăm kilomet, với khả năng đo tốc độ gió, vận tốc bão, nhiệt độ và áp suất khí quyển.

Trong khi đó, phao thường là cấu trúc nhân tạo cuối cùng hoạt động trong vùng biển có bão. Chúng được gắn các thiết bị đo thời tiết, có thể thu thập dữ liệu liên quan đến tốc độ gió, hướng gió, áp suất không khí và nhiệt độ của nước.

Thang đo bão


Thang bão Saffir-Simpson. (Ảnh: WeatherOps).

Thang bão Saffir-Simpson là thang phân loại bão được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Theo đó, các cơn bão nhiệt đới được phân loại thành 5 cấp theo cường độ gió.

Việt Nam hiện sử dụng Thang sức gió Beaufort để phân loại bão. Thang đo này ban đầu có 13 cấp (từ 0 tới 12) và được mở rộng thành 18 cấp (từ 0 tới 17) vào năm 1946.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá vận tải cơ Việt Nam C-295M

Khám phá vận tải cơ Việt Nam C-295M

Năm 2013, quân đội Nhân Dân Việt Nam đã ký hợp đồng mua máy bay vận tải C-295 cho nhiệm vụ vận chuyển vũ khí quân sự để thay thế một phần phi đội máy bay An-26 đang được sử dụng.

Đăng ngày: 15/05/2025
Đi tìm giới hạn sức chịu đựng của cơ thể con người

Đi tìm giới hạn sức chịu đựng của cơ thể con người

Bạn có biết giới hạn của cơ thể mình trước nhiệt độ, áp lực, thức đêm, điện giật hay độ lớn âm thanh v.v...?

Đăng ngày: 14/05/2025
Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả này đã được những nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới tiên đoán từ hàng trăm năm trước, khiến mọi người phải khiếp sợ.

Đăng ngày: 14/05/2025
Những cách để tạo ra một bức thư biết

Những cách để tạo ra một bức thư biết "tàng hình" từ các vật dụng cơ bản nhất

Tạo ra thư tàng hình dễ hơn bạn tưởng rất nhiều đấy, chỉ đơn giản dùng những vật dụng xung quanh thôi.

Đăng ngày: 14/05/2025
Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết

Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết

Trà xanh của Nhật là nguyên liệu ưa thích của nhiều thực khách. Có một số bí mật thú vị về loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng này mà bạn có thể chưa biết.

Đăng ngày: 12/05/2025
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 12/05/2025
Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?

Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Đăng ngày: 12/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News