Những dấu hiệu bệnh thể hiện trên móng tay
Cảnh báo sức khỏe qua móng tay
Thông qua màu sắc, hình dạng, kết cấu, độ dày của móng tay ta có thể biết được tình hình sức khỏe của bạn. Tất cả chế độ ăn uống không hợp lý, tình trạng thiếu máu... thậm chí là ung thư đều được thể hiện trên móng tay.
Có khoảng 30 dấu hiệu trên móng tay có liên quan tới vấn đề sức khỏe, mặc dù đôi khi một dấu hiệu có thể liên quan tới nhiều vấn đề, theo Tiến sĩ Amy Derick, giảng viên lâm sàng của khoa da liễu, Đại học Northwestern, Mỹ.
Dưới đây là 8 trong số những bệnh mà bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua biểu hiện trên móng tay của bạn. Bài viết được chuyển ngữ từ trang Business Insider.
1. Những người có bệnh liên quan tới phổi khác thường có móng tay cong cụp vào. Khi điều này xảy ra, các đầu ngón tay trở nên tròn và đường cong của móng tay sẽ thay đổi, phát triển vồng lên và cụp xuống.
2. Những hố nhỏ hoặc vết lõm xuất hiện trên móng tay có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp, vảy nến, hoặc eczema.
3. Những người có chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ có móng tay mỏng hơn và dễ gãy hơn những người bình thường.
4. Các dòng kẻ ngang, hay còn gọi là đường của Beau, trên móng tay cho thấy bạn đang bị căng thẳng nghiêm trọng về thể chất. Chúng trông giống như những dòng thụt xuống và thường xuyên xuất hiện trên những người đã từng trải qua hóa trị liệu. Chúng cũng có thể xuất hiện sau khi bạn trải qua bệnh tật, thương tích hoặc suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Chúng cũng xuất hiện trên những người sống trên độ cao trên 300 mét và những người đã từng tham gia thám hiểm Everest.
Các rãnh hoặc các nếp nhăn xuất hiện trên móng tay là dấu hiệu cảnh báo suy giảm máu lưu thông đến các ngón tay.
5. Những đường kẻ dọc trên móng tay có thể là dấu hiệu của sự lão hóa. Chúng đôi khi còn xuất hiện trên những người bị suy dinh dưỡng.
6. Khi một người bị thiếu sắt, móng tay của họ sẽ bị biến dạng giống như một chiếc muỗng. Thay vì uốn cong xuống và bao trùm như những ngón tay bình thường, hai sườn và phía trước của nó sẽ mọc cao lên, để biến từ hình dạng lồi bình thường thành một hình dạng lõm hơn, như một phần của một chiếc muỗng.
Việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, sơn móng tay có thể dẫn đến hiện tượng vàng móng hoặc móng tay nhợt nhạt.
7. Móng tay của những người có vấn đề về thận và gan có thể có móng tay bị chia đôi, với một nửa màu trắng và một nửa màu hồng. Vấn đề về gan và thận thường xuyên gây ra sự đổi màu của móng tay và da.
8. Người có móng tay bị bật khỏi khung móng sẽ có những vấn đề về thận hoặc tuyến giáp.
Các bác sĩ lưu ý rằng vì quá trình chẩn đoán bệnh rất phức tạp và một số triệu chứng có thể liên quan tới nhiều bệnh khác nhau nên bạn cần tới gặp một chuyên gia y tế nếu bạn nhận thấy những vấn đề bất thường.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
