Những di vật trong hang núi lửa có xương người tiền sử ở Đăk Nông
Hố thăm dò phát hiện di cốt 10 người, trong đó 3 di cốt hoàn chỉnh gồm hai người lớn, một trẻ em 4 tuổi.
Sáng hôm qua, các nhà khoa học công bố kết quả khai quật bước đầu trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Hang dài 25km từ miệng núi lửa buôn Choar dọc theo sông Sêrêpôk đến thác Dray Sáp với hàng chục hang động được hình thành từ quá trình phun trào dung nham.
Năm 2017, căn cứ vào những dấu hiệu di chỉ khảo cổ của khu vực nghiên cứu, Tổng giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã giao TS La Thế Phúc thực hiện đề tài tìm kiếm di chỉ khảo cổ trong Công viên địa chất núi lửa Krông Nô, Đăk Nông. Kết quả khảo sát phát hiện mới hàng loạt địa điểm chứa di tích khảo cổ tiền sử.
Lần đầu tiên di chỉ khảo cổ tiền sử được phát hiện trong các hang động núi lửa thuộc khu rừng đặc dụng Đray Sáp, huyện Krông Nô. Các nhà khoa học quyết định chọn hố thăm dò tại hang C6.1 để tìm kiếm, nghiên cứu.
Hàng chục nghìn mẫu vật được tìm thấy trong hố thăm dò rộng 6m2, sâu 1,85m, gồm 8 lớp đất. Tại đây vỏ nhuyễn thể rất phong phú với vỏ ốc Tiền (ốc biển), loại hình di vật lần đầu tiên phát hiện ở Tây Nguyên, minh chứng cho mối quan hệ của người tiền sử với cư dân biển.
Đặc biệt, các nhà khoa học phát hiện di cốt của 10 người, trong đó 3 di cốt hoàn chỉnh gồm hai người lớn và một trẻ em 4 tuổi. PGS Nguyễn Lân Cường, Hội Khảo cổ học Việt Nam, đang tiếp cận di cốt người tiền sử được xác định táng lúc 4 tuổi.
Quanh khu vực hang động ở thôn Đăk Sơn, Đăk Gằn, Đăk Mil cũng phát hiện nhiều di vật, như mảnh tước...
...các vòng đồng.
Hang C6.1 được xác định có dấu tích người xưa cư trú lâu dài, tầng văn hóa dày (1,85m), phản ánh nhiều giai đoạn văn hóa. Đây là di tích khảo cổ có địa tầng dày nhất được phát hiện ở Tây Nguyên. Các hiện vật và cách thức mai táng người phản ánh niên đại trung kỳ Đá mới, khoảng 4.000-7.000 năm trước.
- PGS Nguyễn Lân Cường kể lần đầu tiếp cận xương sọ người tiền sử
- Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa