Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa

Có 3 di cốt người cùng hàng vạn mẫu vật được xem là di sản độc đáo ở Việt Nam và Đông Nam Á đã được tìm thấy.

Các nhà khoa học và khảo cổ học Việt Nam vừa có phát hiện mới về di tích cư trú của người tiền sử trong hang động núi lửa ở Công viên Địa chất núi lửa Krông Nô, Đắk Nông.

Lần đầu tiên ở Việt Nam, hang động núi lửa đã được các nhà khoa học tiếp cận nghiên cứu toàn diện bằng nhiều phương pháp, xác lập đầy đủ các giá trị di sản tự nhiên (địa chất và đa dạng sinh học) và văn hóa (khảo cổ học) cho loại hình di sản hang động núi lửa.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất 3 di cốt người và hàng vạn vỏ ốc biển cùng số lượng lớn di vật đá, gốm, xương răng động vật, vỏ nhuyễn thể...

Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa
Nhà khoa học bới từng lớp mỏng vài milimet để tìm kiếm hiện vật tại hang thăm dò. (Ảnh: NVCC).

Hàng loạt phương pháp nghiên cứu chuyên sâu sau đó được thực hiện để xác định niên đại của các tầng văn hóa và xác lập giá trị khoa học của di sản độc đáo này.

Các di vật được xác định thuộc Trung kỳ Đá mới cách đây 7.000 -5.000 năm, diễn biến liên tục đến Hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ Kim khí cách đây 5.000-4.000 năm và khi con người rời khỏi hang.

TS La Thế Phúc, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài cho biết, đây là di sản hỗn hợp được đánh giá là độc đáo duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, rất hiếm gặp trong hang động núi lửa trên thế giới. Kết quả này mở ra một hướng nghiên cứu mới cho ngành khảo cổ và nhân chủng học của Việt Nam.

Những kết quả khai quật này là bằng chứng về lịch sử chiếm lĩnh và làm chủ vùng đất núi lửa ở Krông Nô của cư dân tiền sử từ 7.000 năm đến 4.000 năm trước. Việc phát hiện các di vật khảo cổ hang động núi lửa ở đây đã minh chứng cho loại hình di tích cư trú, di tích công xưởng và di chỉ mộ táng.

Kết quả khai quật khảo cổ sẽ đóng góp nội dung quan trọng và có tính thuyết phục cao cho hồ sơ Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô, Đắk Nông dự kiến sẽ trình UNESCO vào tháng 11/2018.

TS La Thế Phúc cho biết, vào ngày 18/9, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị thông báo kết quả khai quật đợt một trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tại số 18 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim nửa tấn nghi bị con người tàn sát đến tuyệt chủng

Loài chim nửa tấn nghi bị con người tàn sát đến tuyệt chủng

Nhóm nhà khoa học do Hiệp hội Động vật học London (ZSL) đứng đầu nghiên cứu bộ xương của hai loài chim khổng lồ phát hiện trên đảo Madagascar ở Ấn Độ Dương, Fox News hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 14/09/2018
Phát hiện “bức vẽ cổ nhất từng biết” trên hòn đá tí hon ở Nam Phi

Phát hiện “bức vẽ cổ nhất từng biết” trên hòn đá tí hon ở Nam Phi

Hình vẽ này có niên đại khoảng 73.000 năm tuổi, và thể hiện các đường khắc chéo song song khắc lên đá bằng màu đỏ son.

Đăng ngày: 14/09/2018
Bí ẩn

Bí ẩn "quái thú" chết cùng cô gái trong mộ cổ Maya

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học PLOS One đã miêu tả một ngôi mộ cổ đầy bí ẩn, ước tính có từ năm 435 sau công nguyên và thuộc về một người phụ nữ Maya.

Đăng ngày: 14/09/2018
Cận cảnh xác ướp sư tử nguyên vẹn 50.000 năm ở Siberia

Cận cảnh xác ướp sư tử nguyên vẹn 50.000 năm ở Siberia

Theo Daily Star, xác sư tử non Spartak được tìm thấy chỉ cách khu vực phát hiện xác “người anh em” tên Boris của nó khoảng 15 mét.

Đăng ngày: 13/09/2018
Phát hiện bằng chứng về việc sản xuất phô mai từ 7.200 năm trước ở Croatia

Phát hiện bằng chứng về việc sản xuất phô mai từ 7.200 năm trước ở Croatia

Phân tích dư lượng chất béo trong đồ gốm ở vùng biển Dalmatian cho thấy người dân ở đây đã biết làm phô mai và sữa chua từ khoảng 7.200 năm trước.

Đăng ngày: 12/09/2018
Phát hiện một ngọn giáo 1.000 tuổi được bảo tồn trong băng đang tan

Phát hiện một ngọn giáo 1.000 tuổi được bảo tồn trong băng đang tan

Phát hiện “kì diệu này” được bảo tồn rất tốt, phần lông và kể cả nhựa cây được dùng làm keo dính vẫn có thể thấy rõ.

Đăng ngày: 12/09/2018
Vì sao hàng trăm con chim cánh cụt Nam Cực biến thành xác ướp?

Vì sao hàng trăm con chim cánh cụt Nam Cực biến thành xác ướp?

Nhóm nghiên cứu đã tình cờ tìm thấy những xác chim cánh cụt khô lạnh và được băng tuyết bảo quản ở Bán đảo Dài của miền Đông Nam Cực hồi năm 2016.

Đăng ngày: 12/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News