Những điều bạn chưa biết về vận tốc ánh sáng

Vận tốc ánh sáng, (nói một cách tổng quát hơn là tốc độ lan truyền của bức xạ điện từ) trong chân không, ký hiệu là c, là một hằng số vật lý cơ bản quan trọng nhiều lĩnh vực vật lý. Nó có giá trị chính xác bằng 299.792.458 mét trên giây, bởi vì đơn vị độ dài mét được định nghĩa lại dựa theo hằng số này và giây tiêu chuẩn.

Ánh sáng chuyển động với một vận tốc gần 300.000 km/giây (khoảng 1 tỉ km trên giờ). Chỉ cần cho quá một giây là nó đã đến được Mặt Trăng và khoảng 8 phút là đến được Mặt Trời. Trong một giây, ánh sáng có thể đi quanh trái đất 7 vòng. Nhưng nó phải mất nhiều năm mới vượt qua được khoảng cách giữa chúng ta với những ngôi sao gần nhất.

Khi đi qua nước, không khí, thủy tinh hoặc tất cả các loại vật liệu trong suốt khác, tốc độ của ánh sáng bị giảm đi.

Các sóng truyền thanh và truyền hình, sóng ra-đa, tia hồng ngoại và cực tím chuyển động với vận tốc tương đương với vận tốc của ánh sáng. Đó là vận tốc cao nhất có thể đạt được trong vũ trụ.

Những điều bạn chưa biết về vận tốc ánh sáng
Ánh sáng chuyển động với một vận tốc gần 300.000 km/giây.

Cách đo vận tốc ánh sáng

Người đầu tiên muốn đo tốc độ của ánh sáng chính là Galileo. Ông đã đặt hai điểm quan sát cách nhau vài dặm với hai lồng đèn được phủ kín. Điểm quan sát thứ nhất mở lồng đèn của mình, điểm quan sát thứ hai sau khi thấy ánh sáng từ điểm quan sát thứ nhất mới mở lồng đèn của mình. Khoảng thời gian giữa hai lần mở lồng đèn + khoảng cách giữa hai lồng đèn sẽ giúp Galileo tính được tốc độ của ánh sáng. Tuy vậy, trên thực tế nhà khoa học này biết rằng ánh sáng đi quá nhanh và khoảng cách vài dặm chưa đủ để làm thí nghiệm.

Phải đợi tới năm 1676, nhà thiên văn học người Đan Mạch có tên là Ole Roemer mới thực hiện thí nghiệm chuẩn xác đầu tiên và đưa ra con số 309.000 km/giây (con số không sai lệch nhiều so với tốc độ thực) bằng cách quan sát mặt trăng của sao Mộc.

Trong thế kỷ XIX, hai nhà khoa học người Pháp là Hippolyte Fizeau và Leon Foucault đã dùng các hệ thống gương phức tạp để tính tốc độ của ánh sáng và cũng ra được con số 298.000 km/giây.

Tiếp theo đó, một người học trò vĩ đại của Foucault là Albert Michelson đã tiếp tục công trình nghiên cứu này để làm cho các phép đo đạc trở nên chính xác hơn.

Năm 1924, Michelson đã làm thí nghiệm tại các đỉnh núi khác nhau của California với khoảng cách giữa các điểm thí nghiệm là 140 km. Năm 1926 ông công bố vận tốc của ánh sáng là 300.000km/s. Ngày nay, các nhà khoa học thực nghiệm đều cho rằng vận tốc ánh sáng chính xác là 299.792.450 m/s.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Máy bay bí ẩn gây đồn đoán Mỹ triển khai vũ khí không gian

Máy bay bí ẩn gây đồn đoán Mỹ triển khai vũ khí không gian

Các chuyến bay của phi cơ vũ trụ X-37B là một trong những sứ mệnh bí mật nhất từng được Mỹ tiến hành kể từ Thế chiến II.

Đăng ngày: 08/05/2017
Bí mật ở

Bí mật ở "thung lũng bất tử" và chuyện con người sống đến 140 năm

Nằm ở lưng chừng của dãy núi Andes thuộc đất nước Ecuador, Vilcabamba là một ngôi làng nhỏ yên tĩnh và đẹp như tranh vẽ. Đây chính là địa danh nổi tiếng với tên gọi

Đăng ngày: 08/05/2017
Phát hiện lỗ hổng trên Mặt Trời có thể tàn phá Trái Đất

Phát hiện lỗ hổng trên Mặt Trời có thể tàn phá Trái Đất

Lỗ hổng có kích thước gấp 50 lần Trái đất, có thể gây ra các sự kiện toàn cầu lớn trên hành tinh xanh.

Đăng ngày: 08/05/2017
Chính phủ Mexico công bố bằng chứng người Maya từng giao tiếp với người ngoài hành tinh

Chính phủ Mexico công bố bằng chứng người Maya từng giao tiếp với người ngoài hành tinh

Sự thật người ngoài hành tinh từng tiếp xúc với con người càng ngày càng trở nên rõ ràng, vì chúng ta dần dần đã tìm ra thông tin liên quan đến sự tồn tại của người ngoài hành tinh và sức ảnh hưởng của họ.

Đăng ngày: 08/05/2017
Phát hiện bất ngờ về khoảng trống không gian trên Sao Thổ

Phát hiện bất ngờ về khoảng trống không gian trên Sao Thổ

Tàu vũ trụ không người lái Cassini đã gửi về thông tin bất ngờ rằng khoảng không gian chưa từng được thăm dò giữa Sao Thổ và các vành đai của hành tinh này thực chất là

Đăng ngày: 08/05/2017
Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn thách thức thuyết tương đối của Einstein

Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn thách thức thuyết tương đối của Einstein

Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn 10% so với suy đoán trước đây, đặt ra vấn đề thuyết tương đối của Albert Einstein còn chính xác hay không?

Đăng ngày: 07/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News