Những điều cần biết về xét nghiệm máu tổng quát

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm máu thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát…

Vậy xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những gì? Cần làm gì trước khi xét nghiệm máu và kết quả xét nghiệm máu như thế nào là bình thường? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó ngay trong bài viết này nhé.

Xét nghiệm máu tổng quát gồm những gì?

Xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm các mục sau:

  • Kiểm tra nhóm máu.
  • Bệnh về máu, liên quan đến máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, huyết tán, suy tủy, thiếu máu, ung thư máu.
  • Kiểm tra chức năng của gan(SGOT, SGPT) và chức năng thận như ure máu, creatinine.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh về não như nhiễm trùng não, thiếu máu não.
  • Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglyceride, HDL-C).
  • Bệnh Gout.
  • Bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,… xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…
  • Phát hiện HIV.

Ngoài ra tùy từng gói khám mà có thể có thêm những xét nghiệm máu khác.

Những điều cần biết về xét nghiệm máu tổng quát
Xét nghiệm máu tổng quát khá đơn giản.

Xét nghiệm máu tổng quát như thế nào?

Xét nghiệm máu tổng quát khá đơn giản. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một ít máu trên người bệnh và mang đi làm xét nghiệm. Về cơ bản, xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm những xét nghiệm chính như: Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường máu, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm men gan…

  • Xét nghiệm công thức máu: Nhằm xác định các chỉ số về số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác. Bên cạnh đó cũng cho chúng ta thấy các tính chất của các tế bào máu như: độ lớn, lượng hemoglobin…Qua đó, bác sỹ có thể phát hiện các bệnh về máu sớm như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu,…
  • Xét nghiệm đường máu: nhằm xác định nồng độ đường trong máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường. Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu kết quả đường huyết trong máu lúc đói cao hơn 100 miligam/decilit (mg/dl).
  • Xét nghiệm mỡ máu: giúp đo hàm lượng cholesterol (cholesterol toàn phần, LCL – Cholesterol xấu và HDL – Cholesterol tốt) và triglyceride trong máu. Hàm lượng hai thành phần này cao cảnh báo nguy cơ về các bệnh tim mạch đang đe dọa sức khỏe chúng ta mỗi ngày.
  • Xét nghiệm men gan: gồm có men alanine amino transferase (ALAT hoặc SGPT) và men aspartate amino transferase (ASAT hoặc SGOT). Những thông số này cho phép chẩn đoán các bệnh lý ở gan (do virus, rượu hoặc ung thư). Không chỉ cho biết các bệnh về gan, nồng độ các men này cũng tăng ở bệnh viêm tuyến tụy hoặc nhồi máu cơ tim.

Ý nghĩa của các chỉ số thường gặp trong các kết quả xét nghiệm máu tổng quát

Không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong các chẩn đoán của bác sĩ, kết quả xét nghiệm máu còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp bạn hiểu rõ tình trạng cơ thể và sức khỏe của bản thân. Theo dõi bảng đánh giá mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây, bạn sẽ biết kết quả xét nghiệm máu tổng quát như thế nào là bình thường.

Những điều cần biết về xét nghiệm máu tổng quát
Những điều cần biết về xét nghiệm máu tổng quát
Ý nghĩa của các chỉ số thường gặp trong các kết quả xét nghiệm máu tổng quát.

Khi nào và ai là người cần làm xét nghiệm máu tổng quát?

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, bất kỳ người già, người trưởng thành đến trẻ em đều nên đi xét nghiệm máu tổng quát định kỳ hàng năm.

Xét nghiệm máu tổng quát định kỳ có thể giúp phát hiện sớm một số bệnh tật để chữa trị kịp thời. Hoặc cảnh báo các bệnh mắc phải trong tương lai để có phương án điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, phòng tránh bệnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, cũng có một số bệnh nhân được bác sỹ yêu cầu xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Đặc biệt, đối tượng là trẻ em và thai phụ.

Xét nghiệm máu định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người bệnh nhận biết các chất thiếu hoặc thừa trong cơ thể để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhằm phát triển cân đối.

Những điều cần biết về xét nghiệm máu tổng quát
Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm là buổi sáng.

Những lưu ý trước khi lấy máu làm xét nghiệm

Cần làm gì trước khi xét nghiệm máu?

  • Không nên uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi bệnh nhân không ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm 4 – 6 tiếng hoặc không ăn sáng sau khi thức dậy (như xét nghiệm kiểm tra bệnh liên quan đường máu và mỡ máu (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật). Vì sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác.​
  • Người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… vài tiếng đồng hồ trước khi lấy máu xét nghiệm.​
  • Một số loại xét nghiệm khác, người bệnh không cần nhịn đói trước khi lấy máu như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)…​

Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất

Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm là buổi sáng. Khi lấy mẫu máu, trong vòng 12 tiếng trước đó cần nhịn ăn, không uống nước ngọt, nước hoa quả, sữa, rượu chè… Các chỉ số sinh hóa máu của một số xét nghiệm nếu làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

  • Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu
  • Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Từ lâu, vitamin B6 và B12 được các công ty dược quảng cáo là những thuốc uống bổ sung giúp tăng cường năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, thậm chí được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Phát hiện mới về nguồn điều chế vắc xin đậu mùa

Phát hiện mới về nguồn điều chế vắc xin đậu mùa

Loại vắc xin đầu tiên xuất hiện trên thế giới và được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử y học, có thể được điều chế từ virus đậu ngựa chứ không phải virus đậu bò như mọi người vẫn tưởng.

Đăng ngày: 13/10/2017
Dịch hạch hoành hành ở Madagascar

Dịch hạch hoành hành ở Madagascar

Dịch hạch chưa hoàn toàn biến mất mà vẫn có thể trở lại khiến mạng sống của con người gặp nguy hiểm.

Đăng ngày: 12/10/2017
Bí kíp giúp trẻ không bệnh khi mưa nắng thất thường

Bí kíp giúp trẻ không bệnh khi mưa nắng thất thường

Bổ sung trái cây, sữa chua, ngủ đủ giấc, giữ vệ sinh thân thể, duy trì vận động giúp bé tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.

Đăng ngày: 12/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News