Những điều có thể chưa biết về cây lô hội

Nha đam hay còn gọi là lô hội, long tu, lưỡi hổ có thể coi là một tủ thuốc nhỏ trong nhà. Gel ở lá của nó có thể đắp ngay lên các vết bỏng, từ bỏng ga tới cháy nắng. Tuy nhiên, dù là thảo dược nhưng không phải với ai cũng lành.



Làm dịu vùng da bị cháy nắng, vết thương hay các loại bỏng

Có chức năng như một loại thuốc nhuận tràng (nhựa lô hội)

Giảm hội chứng ruột kích thích (IBS) và táo bón 



Nghiên cứu sơ bộ cho thấy chiết xuất từ lô hội trong kem dưỡng ẩm có thể điều trị bệnh herpes sinh dục ở nam giới.

Một số nghiên cứu cho thấy lô hội có thể giúp điều trị gầu và bệnh vẩy nến nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa lời khuyên cho việc sử dụng lô hội như thế nào để đạt được những hiệu quả trên.



Từ lâu, lô hội đã được biết tới với khả năng làm lành vết thương. Khả năng chữa lành vết bỏng, vết thương hở và giảm đau đã được ghi trong sử sách từ cách đây cả 10 thế kỷ.

Truyền thuyết kể rằng nữ hoàng Cleopatra đã dùng lô hội để duy trì vẻ tươi tắn, mềm mại của làn da.

Lịch sử hiện đại ghi nhận việc sử dụng lô hội là vào thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Lô hội là một thành phần chính trong các loại thuốc trị cháy nắng, những vết thương nhỏ, kích ứng da và nhiều loại vết thương nhẹ khác.

Gần đây, lô hội còn trở nên phổ biến khi được đưa vào gel đánh răng. Tương tự như dùng cho da, lô hội trong gel đánh răng có tác dụng làm sạch, làm mềm lợi và có tác dụng chống khuẩn.

Gel lô hội nguyên chất thường được dùng bôi da 3-4 lần/ngày để điều trị cháy nắng hay các vết bỏng nhỏ. Với các vết bỏng lớn thì không nên bôi lô hội mà cần tới bác sĩ ngay lập tức.



Không dùng lô hội đắng bôi lên da và tránh sử dụng trong giai đoạn mang thai và không dùng lô hội nếu đang bị trĩ, các bệnh thận, bệnh tim hay rối loạn nhịp tim.

Tránh dùng lô hội nếu bị dị ứng với hành, tỏi hay hoa tulip

Uống lô hội có thể làm giảm đường huyết vì vậy không nên uống nếu đang dùng các loại thuốc hạ đường huyết.

Có khoảng 300 loài thuộc họ lô hội nhưng chỉ có một vài loài trong số đó là thực sự có thể dùng cho mục đích y tế. 

Có thể ứng dụng lô hội trong điều trị lâm sàng như sau:

Trị táo bón: bột lô hội, cao mật bò, bột cam thảo và tá dược; hay lô hội tươi 100g, đậu xanh cả vỏ 20g, đường cát 50g nấu ăn.

Trị đau lưng: lô hội tươi 50g, đậu đen 50g, đường cát 100g nấu ăn.

Trị mụn nhọt - Abces: giã nhuyễn cả lá lẫn vỏ đắp lên vùng sưng đỏ.

Trị rôm sảy mụn: lấy nước cốt lô hội tươi thoa lên vùng da bệnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Bay

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất