Những điều thú vị về các mặt trăng trong Hệ Mặt trời
Sao Hỏa - hành tinh gần Trái đất nhất, có 2 mặt trăng. Sao Diêm vương – một hành tinh lùn có 5 mặt trăng. Sao Hải Vương có 14, sao Thiên Vương có 27 mặt trăng. Sao Mộc và Sao Thổ đều có tới 53 mặt trăng, trong khi Sao Kim và Sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên nào.
Mặt Trăng của Trái đất. Quay xung quanh Trái đất ở khoảng cách trung bình 384.400km, Mặt Trăng của chúng ta là vệ tinh tự nhiên lớn nhất so với hành tinh mẹ trong Hệ Mặt trời.
Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ 2 trong Hệ Mặt trời. Titan là mặt trăng duy nhất có bầu khí quyền dày, có bề mặt đóng băng gồ ghề.
Mặt trăng Ganymade của sao Mộc có kích thước lớn lớn hơn cả sao Thủy và Sao Diêm vương.
Pan là mặt trăng của sao Thổ, được đặt theo tên thần rừng nửa người nửa dê trong thần thoại Hy Lạp. Pan được phát hiện vào năm 1990.
Europa là mặt trăng lớn thứ 4 của Sao Mộc. Người ra cho rằng có một đại dương tồn tại dưới bề mặt băng của Europa.
Phobos là mặt trăng lớn trong số 2 mặt trăng của Sao Hỏa (Mặt trăng còn lại là Deimos). Các nhà khoa học cho rằng Phobos nằm trong “xoắn ốc chết” có quỹ đạo chậm tiến về phía bề mặt Sao Hỏa.
Enceladus là mặt trăng đóng băng của sao Thổ.
Với hơn 400 núi lửa đang hoạt động, Io – mặt trăng của Sao Mộc, là vật thể có hoạt động địa chất tích cực nhất trong Hệ Mặt trời.
Callisto là vật thể có nhiều miệng núi lửa nhất trong Hệ Mặt trời. Callisto là mặt trăng lớn thứ 2 của sao Mộc, sau Ganymede.
Hyperion là mặt trăng lớn nhất không có hình cầu trong Hệ Mặt trời. Mặt trăng Hyperion của Sao Thổ có hình hạng như miếng bọt biển.
Atlas - mặt trăng có hình đĩa bay của sao Thổ.
Miranda, mặt trăng của sao thiên vương, có bề mặt đặc biệt. Vách đá Verona Rupes trên Miranda có độ cao 10.058 mét được cho là vách đá cao nhất trong Hệ Mặt trời.
Triton, mặt trăng của sao Hải vương. Cực nam của Triton là khí nitrogen và methane đóng băng.
Lapetus, một mặt trăng kỳ lạ của sao Thổ. Lapetus đặc biệt với bề mặt 2 nửa: một nửa sáng, một nửa tối.
Charon là mặt trăng lớn nhất của hành tinh lùn Sao Diêm Vương. Trên thực tế, Charon mới là mặt trăng lớn nhất so với hành tinh mẹ trong Hệ Mặt trời. Nhưng do Sao Diêm Vương là hành tinh lùn, Mặt Trăng của chúng ta vẫn được xem như vệ tinh tự nhiên lớn nhất.
Epimetheus - mặt trăng của Sao Thổ, cuốn hút các nhà khoa học vì có chung quỹ đạo với một mặt trăng khác của hành tinh này là Janus.
Janus và Epimetheus là 2 mặt trăng cùng quay quanh sao Thổ và cứ mỗi 4 năm, 2 vệ tinh này lại đổi vị trí quỹ đạo cho nhau.
Methone - mặt trăng của sao Thổ, có hình quả trứng.
Umbriel là mặt trăng tối nhất của sao Thiên vương.
Dactyl là mặt trăng khác biệt nhất trong Hệ Mặt trời. Đây là vệ tinh tự nhiên của hành tinh Ida, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
- Phát hiện thứ có trong xương người ở thiên hà "xuyên không"
- Vệ tinh Nano Dragon của Việt Nam bay vào vũ trụ
- "Quái vật" Tiên Nữ sắp va chạm chúng ta từng nuốt thiên hà khác?